Muối Là Gì Và Tính Chất Hóa Học Của Muối

Muối Là Gì Và Tính Chất Hóa Học Của Muối

Giá Bán: Liên hệ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM

Muối là hợp chất hữu cơ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày cũng như trong môn Hóa học. Hãy cùng tìm hiểu về tính chất hóa học của muối, cách phân loại muối và các ứng dụng của muối qua bài viết dưới đây.

Muối là gì?

Khái niệm muối trong hóa học

Khi nhắc đến muối, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến muối ăn Natri Clorua (NaCl). Tuy nhiên, trong hóa học, muối là các hợp chất được tạo thành từ các cation mang điện tích dương (Cu, Al, Mg,…) hay amoni (NH4+ ) liên kết với các anion mang điện tích âm (SO42-, Cl–,…).

Cách phân loại muối

Muối được chia làm hai loại như sau:

  • Muối axit: Trong cấu tạo của muối vẫn tồn tại nguyên tử H chưa được thay thế bằng kim loại. Muối axit khi tan vào nước sẽ tạo ra dung dịch có tính axit. Ví dụ: NaHSO4, K2HPO4,…

  • Muối trung hòa: Gốc axit không còn nguyên tử H có thể thay thế được kim loại. Ví dụ: Na2CO3, CaCO3,…

Cách nhận biết muối

Các phân tử muối chứa những nguyên tử kim loại và gốc axit sau thường có những màu sắc đặc trưng. Các em có thể dựa vào đặc điểm này để có thể dễ dàng nhận biết muối trong các dạng bài tập nhận biết:

  • Cu2+: màu xanh lam

  • Zn2+: trắng

  • Mn2+: vàng nhạt

  • Cu2+ có màu đỏ gạch

  • Al3+: trắng keo

  • Fe2+ màu trắng xanh

  • Fe3+ màu đỏ nâu

  • CrO42-: màu vàng

  • Ni2+ lục nhạt

  • MnO4-: màu tím

Tính chất hóa học của muối

Tác dụng với kim loại

Một trong những tính chất hóa học của muối là tác dụng với kim loại. Muối khi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối mới và kim loại mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra là kim loại tham gia mạnh hơn kim loại trong muối. Ví dụ

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

Tác dụng với axit

Muối còn có thể tác dụng với dung dịch axit để tạo ra muối với và axit mới. Điều kiện của phản ứng là axit mới tạo thành phải yếu hơn axit tham gia và muối mới không tan được trong axit tạo thành.

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Tác dụng với dung dịch bazơ

Một tính chất hóa học của muối khác là phản ứng với dung dịch để tạo thành muối mới và bazơ mới.

NaOH + FeSO4 → Fe(OH)2 + Na2SO4

Tác dụng với dung dịch muối

Muối có khả năng tác dụng với dung dịch muối tạo thành hai muối mới. Điều kiện để phản ứng xảy ra: chất tham gia phải là muối tan và muối tạo thành có kết tủa.

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Phản ứng phân hủy

Một số loại muối sẽ tự phân hủy trong nhiệt độ cao như KClO3, CaCO3,…

2KClO3 -> 2KCl +3O2

Phản ứng trao đổi trong dung dịch

Hai chất tham gia phản ứng sẽ trao đổi các thành phần hóa học với nhau để tạo thành những hợp chất mới. Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra là sản phẩm tạo thành có chất khí hoặc chất kết tủa. Đặc biệt, số oxi hóa của các nguyên tố tham gia phản ứng trao đổi không thay đổi.

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

Phản ứng trung hòa thường xảy ra khi cho axit tác dụng với bazơ để tạo thành muối với nước.

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O


Nguồn: Tính Chất Hóa Học Của Muối - Marathon Education


 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm