Chán sống thử - những thiệt thòi không phải ai cũng biết

Chán sống thử - những thiệt thòi không phải ai cũng biết

Giá Bán: 3,800đ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Từ trước tới nay, tình trạng sống thử không phải là chuyện hiếm gặp. Trong thời gian sống thử, tình trạng xảy ra tranh cãi chắc chắn là chuyện không thể tránh khỏi. Nếu không may đường ai nấy đi, những thiệt thòi về mặt pháp lý chắc chắn là điều không phải ai cũng biết. Vậy những thiệt thòi về mặt pháp lý nếu sống thử với nhau là gì? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>>> Xem thêm: Công chứng hợp đồng ủy quyền

1. Không được bảo vệ khi có người thứ ba
Khoản 1 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: "Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình."

Đồng thời, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình là hôn nhân phải được xây dựng trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng.

Và hành vi sống chung với người khác khi người này đã có vợ/có chồng là hành vi vi phạm điều cấm của luật. Nếu vi phạm, người vi phạm có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự:

1.1. Xử phạt hành chính

Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, người sống chung với người đã có gia đình sẽ bị xử phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng.



1.2. Chịu trách nhiệm hình sự

Nếu việc sống chung với người đã có gia đình khiến gia đình người đó phải ly hôn hoặc đã bị xử phạt hành chính thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm.

Nặng hơn, nếu việc sống thử khiến vợ/chồng/con người có gia đình tự sát hoặc đã có quyết định của Toà buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng nhưng vẫn duy trì thì sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tuy nhiên, do không được pháp luật công nhận nên trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật sẽ không tồn tại những quyền và nghĩa vụ pháp lý như trên.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ uy tín tại TP. HCM

Điều này có tác động rất tiêu cực đến cuộc sống gia đình. Bởi vì nếu hai người sống chung với nhau mà không có quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc thì bên còn lại sẵn sàng vi phạm. Họ có thể “ngoại tình” mà người chung sống không ngăn cản được do không được đảm bảo về mặt pháp lý.

2. Khai sinh của con không có tên cha
Thiệt thòi trước hết dành cho chính những đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ sống thử. Một trong những điều kiện cần thiết để làm giấy khai sinh cho trẻ chính là giấy đăng ký kết hôn.

Những cặp đôi sống thử khi không có hôn thú nếu muốn được cấp giấy khai sinh cho con sẽ buộc phải áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015: "Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống."

Do đó, trong trường hợp cặp đôi sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, đứa trẻ sẽ mang họ mẹ và thông tin về cha sẽ để trống. Nếu trong trường hợp người cha có chứng cứ chứng minh được quan hệ cha con và có nguyện vọng được nhận con sẽ được giải quyết.

Tuy nhiên, dù người cha có nhận con hay không thì khi bố mẹ chia tay, đứa trẻ vẫn thiệt thòi nhất.

3. Lằng nhằng trong quan hệ tài sản

Với trường hợp sống thử, khi đường ai nấy đi, tài sản chung hình thành trong thời kỳ sống chung được thực hiện theo thoả thuận. Tuy nhiên, thực tế, việc phân chia tài sản trong thời kỳ này rất khó bởi một khi đã chia tay, các cặp đôi có thể sẽ không thể “yên ổn” chia tay và thoả thuận phân chia tài sản.

Đồng thời, do không có đăng ký kết hôn, không phát sinh quan hệ vợ chồng nên khi chia tay, việc phân chia tài sản sẽ không thực hiện theo quy định của luật về chia tài sản vợ chồng khi ly hôn tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình:

"2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng."


>>> Xem thêm: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản vợ chồng cần chuẩn bị những giấy tờ gì?



Thậm chí, thực tế có những tài sản đăng ký sở hữu chỉ mang tên 01 người. Vì vậy, nếu người còn lại muốn được phân chia những tài sản đó phải có căn cứ chứng minh công sức mình cùng tạo dựng, hình thành nên tài sản. Việc chứng minh này dường như rất khó khăn trên thực tế.

Trước khi tính đến chuyện sống thử, những cặp đôi cần phải suy nghĩ thật kỹ, tính đến những thiệt thòi kể trên để có được quyết định đúng đắn đối với cuộc sống bản thân mình.

>>>> Xem thêm: Phí công chứng văn bản cam kết tài sản tài sản riêng vợ chồng

Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề: Thiệt thòi về pháp lý khi chán sống thử. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ tới Văn phòng công chứng Nguyễn Việt Cường theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: Số 184 Dương Bá Trạc, phường 2, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 09.24.24.5656


Email: ccnguyenvietcuong@gmail.com
 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm