Đối với những trẻ em biếng ăn, phớt lờ những bữa chính khiến mẹ lo lắng về dinh dưỡng cho con. Nhưng làm thế nào bồi dưỡng cho con để con đủ chất? Đó là thay thế những bữa chính thành nhiều bữa phụ, tuy nói là bữa phụ nhưng nó vẫn quan trọng không kém
Trẻ sơ sinh cần bú sữa từ 7-15 lần mỗi ngày tùy theo nhu cầu của trẻ. Khi trẻ đến giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi thì mẹ bắt đầu cho bé tập ăn dặm. Nhưng lúc này sữa vẫn là thức ăn chủ yếu, những bữa ăn dặm được xem là ăn thêm, dần đà sẽ cho bé ăn số lượng nhiều thay cho lượng sữa.
Khoảng 1 tuổi trở lên thì cơm và cháo sẽ được chia làm 3 bữa chính. Nhưng đối với những bé kém ăn thì sẽ ăn ít. Nên mẹ cần cho bé ăn dặm thêm bữa ăn phụ vd như: váng sữa, sữa chua, ngũ cốc, bánh trái cây….)
Thức ăn chính của bé chủ yếu là sữa và đồ ăn lỏng, loãng ít năng lượng, nên mau tiêu hóa, nhanh đói… nên các mẹ phải cung cấp thức ăn thành nhiều bữa phụ trong ngày, kể cả ban đêm.
Tuy nhiên mẹ không nhất thiết cứ phải bắt buộc bắt bé thức dậy đúng giờ để ăn nếu tổng lượng thức ăn đã đủ cho nhu cầu của trẻ. Trẻ thường sẽ đói tự thức dậy và đòi ăn, thức ăn đêm thường là sữa để trẻ có thể nhanh chóng ngủ trở lại vì giấc ngủ ban đêm rất quan trọng cho việc phát triển toàn diện của con
Tuy nhiên bữa ăn phụ không chỉ là ly nước trái cây, 1 cái bánh ăn dặm, kẹo là được, vì sẽ không cung cấp đủ lượng và chất cần thiết cho trẻ. Những món ăn phụ này nên ăn sau bữa ăn chính như là món tráng miệng, không nên cho bé ăn rải rác suốt ngày sẽ làm bé bị "đầy hơi, no ngang", khiến bé không ăn đủ khẩu phần chính cần thiết.
Sau 30 phút khi con thức dậy mẹ có thể cho bé ăn bữa ăn đầu tiên, có thể là một bữa ăn nhẹ như: súp, cháo, bún... hay một cốc sữa. Khoảng 1 tiếng sau đó mẹ nên cho bé ăn dặm bữa phụ như trái cây, váng sữa hoặc sữa chua. Tiếp đó 2-3 tiếng sau mẹ cho bé ăn bữa chính lần nữa. Và tiếp tục như thế với bữa tối.
Ví dụ: sáng ăn súp thì “ăn phụ giữa giờ” buổi sáng là sữa chua, rồi trưa ăn cơm, ngủ trưa dậy cho ăn phụ như váng sữa hoặc sữa, bữa tối ăn cơm hoặc cháo và trước khi ngủ phải uống sữa trở lại lần nữa… Thường thì một bữa ăn chính lâu tiêu hóa hơn, khoảng 3 tiếng sau mới tiêu hết, với sữa và một số đồ ăn thêm làm từ sữa thì nhanh hơn, khoảng 2 - 2,5 giờ tùy từng bé.
Tuy nhiên, trong dạ dày của trẻ thường không bao giờ tiêu hao hết tất cả các thức ăn nên khi đến bữa ăn kế tiếp trẻ vẫn bị nôn ói ra một ít thức ăn cũ của bữa trước, không nên ép bé ăn quá nhiều, và thời gian ăn gần nhau.
Nên từ bỏ ý nghĩ bữa ăn phụ của trẻ chỉ là cục kẹo mút, cái bánh quy, quả nho là được vì sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Những món dùng để ăn phụ nên cho ăn ngay sau bữa ăn đặc tầm 30 phút, không nên cho bé ăn suốt ngày sẽ làm bé bị no dẫn đến chuyện không ăn bữa chính cần thiết.
Nếu thấy con em mình tăng cân nặng và chiều cao đều theo đúng yêu cầu trên biểu đồ tăng trưởng chứng tỏ thức ăn cho bé ăn từng ngày là chuẩn
Đối với bé nhỏ, thức ăn tổng trong ngày mới là quan trọng, nên vì thế bữa sáng ăn món không hợp khẩu vị lắm, trẻ có thể ăn ít thậm chí không ăn, nhưng mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn hoặc uống bù thêm vào bữa trưa cũng được, không nên ép bé ăn hết suất, đầy đủ hết phần ăn bữa đó vì làm thế bé sẽ nôn ói và gây ra sợ ăn và chán ăn.
Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.