1. Quan tâm đến khách hàng tiềm năng
Đa số mọi người đều thích cảm giác được người khác quan tâm. Trong kinh doanh, điều này đặc biệt rõ. Vì vậy, khi càng thể hiện sự quan tâm tới khách hàng tiềm năng thì bạn càng dễ thuyết phục họ trở thành khách hàng "ruột" của mình.
Sự kiện cũng là cơ hội để doanh nghiệp tạo mối liên kết trực tiếp thông qua việc gặp mặt khách hàng - điều mà internet không làm được.
2. Tạo cảm giác thân thiện
Thời điểm bạn xuất hiện tại sự kiện cũng là lúc bạn đại diện cho thương hiệu của công ty để giao tiếp với mọi người. Chính lúc này, những khách hàng tiềm năng mới bắt đầu tìm đến bạn, đó có thể là một CEO nổi tiếng, một nhân viên bán hàng bình thường hay thậm chí là một vị sếp lớn mà bạn chưa bao giờ gặp.
3. Biết cách gây ấn tượng
Sự kiện là cơ hội để bạn cung cấp những dịch vụ chăm sóc tốt nhất cho khách hàng và đáp ứng những kỳ vọng của họ. Hãy sáng tạo nhiều ý tưởng mới lạ để có thể tác động trực tiếp tới nhận thức của các khách mời.
4. Hỗ trợ khách hàng tối đa
Trong vai trò là một nhà tổ chức sự kiện, bạn có trách nhiệm hỗ trợ tối đa cho sự thành công của khách hàng dù cho điều này bao gồm cả những công việc họ không thuê bạn.
Bằng cách mời những diễn giả chuyên nghiệp, xây dựng mạng lưới làm việc hay thiết kế ra một chương trình đầy ý nghĩa, bạn đang không chỉ là một nhà cung cấp sản phẩm mà còn là một người kết nối, một nguồn thông tin có giá trị.
5. Tận dụng hiệu ứng lan truyền
Mọi người thường sẵn lòng giới thiệu với người quen về những ai mà họ biết và tin tưởng. Do đó chỉ khi gặp gỡ trực tiếp với khách hàng thì bạn mới xây dựng được lòng tin và sự tôn trọng nơi họ. Hãy tận dụng các sự kiện để lấy được sự tín nhiệm của khách hàng.
Tóm lại, khi khách hàng có thể kết nối trực tiếp với bạn thì mối quan hệ của cả hai mới tiến triển xa hơn.
Tuy nhiên, để có thể tổ chức được một sự kiện ấn tượng không phải là chuyện dễ dàng khi mà xu hướng và kỳ vọng của khách hàng ngày nay liên tục thay đổi.
Sau đây là 3 mẹo nhỏ của tác giả John Hall giới thiệu đến những người làm trong lĩnh vực marketing:
- Đối xử với khách mời như là một cộng đồng chứ không phải là cơ sở dữ liệu. Điều tồi tệ nhất của một người làm marketing là chỉ biết tập trung bán hàng trong khi còn nhiều thứ đáng giá hơn diễn ra xuyên suốt sự kiện. Bạn nên tạo cảm giác háo hức cho người tham gia, thay vì đem đến mớ lý thuyết khô khan, mơ hồ.
- Mở rộng mối quan hệ trực tuyến. Bạn không nên quá coi trọng ngày diễn ra sự kiện với những ngày khác trong năm khi đây chỉ là một cách tiếp thị trong kế hoạch marketing tổng thể. Mặc dù việc xây dựng mối quan hệ bằng những cách gặp mặt trực tiếp là điều rất cần thiết nhưng cũng nên tận dụng tối đa các công cụ trực tuyến để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Và đặc biệt, phải luôn đảm bảo các mối quan hệ trực tuyến này cũng thể hiện được con người thực sự của bạn.
- Đổi mới hay là chết. Những người làm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện phải luôn sẵn sàng đổi mới để cải tiến chất lượng sản phẩm. Các khách mời luôn bận rộn và khi sự kiện của bạn góp mặt vào lịch trình đó, bắt buộc bạn phải sáng tạo những điều mới mẻ để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Để tìm ra một người làm truyền thông trực tuyến giỏi vốn không khó, đặc biệt khi xu hướng phát triển các mối quan hệ thông qua internet ngày càng được nhiều người ưa dùng. Tuy nhiên, một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp sẽ luôn biết cách tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách mời.
Và để làm được điều đó, trước tiên bạn phải biết kết hợp thành công các chiến lược marketing truyền thống lẫn trực tuyến để xây dựng những mối quan hệ đáng tin cậy với khách hàng.
NHữNG CÔNG VIỆC
TRONG TỔ CHỨC SỰ KIỆN CỦA Tín Nhân đơn vị tổ chức sự kiện
uy tín hiện nay