Các thiết bị điện tự động ứng dụng phổ biến trong công nghiệp - P2

 
Các thiết bị điện tự động ứng dụng phổ biến trong công nghiệp - P2

Các thiết bị điện tự động ứng dụng phổ biến trong công nghiệp - P2

Giá Bán: 3,000,000đ

Thông Tin Sản Phẩm
Tiếp nối Phần 1, mình sẽ tiếp tục chia sẽ các thiết bị điện tử được ứng dụng rộng rãi trong tự động hóa - công nghiệp. Đây đều là các thiết bị chuyên môn, thiết yếu giúp máy móc, thiết bị vận hành tiện ích, tiết kiệm nhiên liệu đồng thời hỗ trợ các kỹ sư giám sát, điều khiển các hoạt động sản xuất hiệu quả hơn.

6. Màn hình HMI

Màn hình HMI là từ viết tắt của Human-Machine-Interfacenghĩa là giao diện vận hành giữa người và máy thông qua PLC, chúng được kết nối với nhau bằng cáp tín hiệu. Khi người vận hành tác động nhấn nút trên màn hình hoặc cài đặt thông số, yêu cầu sẽ được gửi đến PLC, PLC điều khiển máy móc dây chuyền hoạt động. Ngược lại, hệ thống máy móc dây chuyền có thể gửi trạng thái hoạt động hoặc thông số hiện tại lên màn hình HMI thông qua PLC giúp cho con người thực hiện quá trình giám sát và điều khiển.

Trong công nghiệp, HMI là các phần tử vật lý như: nút bấm, công tắc, thanh gạt, biến trở,vv… khi chúng ta xây dựng một dây chuyền, hệ thống máy móc phức tạp. Ngoài ra, màn hình này còn dùng để hiển thị tất cả các quá trình vận hành trên một màn hình giao diện đồ họa cũng như để truyền tải , cập nhật thông tin đầy đủ, tức thời đến kỹ thuật viên vận hành máy.

7. Biến tần

Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự dòng điện đặt vào các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay động cơ. Thiết bị này ứng dụng rộng rãi trong các bơm nước, quạt hút/đẩy, máy nén khí, băng tải, thiết bị nâng hạ, máy cán kéo, máy ép phun, máy cuốn/nhả, thang máy, hệ thống HVAC, máy trộn, máy quay ly tâm, cải thiện khả năng điều khiển của các hộp số, thay thế cho việc sử dụng cơ cấu điều khiển vô cấp truyền thống trong máy công tác,...

8. Khởi động mềm

Khởi động mềm là thiết bị được sử dụng để hỗ trợ quá trình khởi động của động cơ điện AC, giúp bảo vệ động cơ khỏi bị hư hại do dòng điện lớn đột ngột khi khởi động và tránh sụt áp hệ thống lưới điện bằng cách tăng dần điện áp cấp vào động cơ từ một mức điện áp định trước lên đến điện áp định mức (để dừng mềm thì ngược lại). Bằng cách sử dụng khởi động mềm giúp động cơ khởi động êm, giảm mài mòn cơ khí và tiết kiệm năng lượng hiệu quả, bảo vệ các thiết bị trong hệ thống

9. Bộ lập trình PLC

PLC là từ viết tắt của Programmable Logic Controller là thiết bị có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển tùy biến do người sử dụng viết thông qua một ngôn ngữ lập trình. Do vậy, nó cho phép thực hiện linh hoạt tất cả các bài toán điều khiển. Dựa vào các tín hiệu ngõ vào và các thuật toán điều khiển bên trong do người lập trình viết, PLC sẽ xuất các tín hiệu ngõ ra để điều khiển các thiết bị khác.

Ngày nay các hệ thống điều khiển hiện đại không thể thiếu PLC, nó được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực điện tự động hóa, phục vụ cho nhiều nghành, nhiều loại máy móc như: cấp nước, xử lý nước thải, giám sát năng lượng, giám sát hệ thống điện, máy đóng gói, máy chế biến thực phẩm, dây chuyền băng tải…vv

10. Thiết bị đô lưu lượng

Lưu lượng kế là cảm biến đo không thể thiếu để đo lưu lượng của chất khí, chất lỏng, hay hỗn hợp khí-lỏng trong các ứng dụng công nghiệp như thực phẩm-nước giải khát, dầu mỏ- khí đốt, hóa chất-dược phẩm, sản xuất giấy, điện, xi măng … Trên thị trường, các loại lưu lượng kế rất đa dạng và luôn sẵn có cho bất kỳ ứng dụng công nghiệp hay dân dụng nào. Việc chọn lựa cảm biến đo lưu lương loại nào cho ứng dụng cụ thể thường dựa vào đặc tính chất lỏng (dòng chảy một hay hai pha, độ nhớt, độ đậm đặc, …), dạng dòng chảy (chảy tầng, chuyển tiếp, chảy hỗn loạn, …), dải lưu lượng và yêu cầu về độ chính xác phép đo. Các yếu tố khác như các hạn chế về cơ khí và kết nối đầu ra mở rộng cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa này. Nói chung, độ chính xác của lưu lượng kế còn phụ thuộc vào cả môi trường đo xung quanh. Các ảnh hưởng của áp suất, nhiệt độ, chất lỏng/khí hay bất kỳ tác động bên ngoài nào đều có thể ảnh hưởng đến kết quả đo.
Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • giò chả phú duy
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • Liên hệ quảng cáo
  • 31 massage cao thắng