Đảm bảo chất lượng là một trong những thuật ngữ quen thuộc của hệ thống quản trị chất lượng hiện nay. Tuy nhiên khái niệm này còn khá mới mẻ. Để trả lời cho câu hỏi QA là gì? Công việc chính của một nhân viên QA ra sao? Tìm hiểu và phân tích về QA trong bài viết dưới đây nhé.
1. Ngành QA là gì?
QA là viết tắt của cụm từ Quality Assurance, bao gồm các hoạt động giám sát, theo dõi và quản lý nhằm đảm bảo cho quy trình được thực hiện theo một chuẩn nhất định. QA sẽ định ra các quy trình và thường xuyên kiểm tra, đánh giá sát sao nhằm đảm bảo chúng được thực thi đầy đủ và đạt yêu cầu.
Một số người dễ bị nhầm giữa định nghĩa QA và QC (Quality Control). Nếu QA là người đề ra quy trình sản xuất chung, thì QC lại là người chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra chất lượng qua từng công đoạn sản xuất. QA chỉ kiểm tra về quy trình, không kiểm tra về chất lượng sản phẩm trước khi đưa đến khách hàng.
2. Công việc chính của một nhân viên QA
– Thiết lập và xây dựng sổ tay và quy trình về các hệ thống quản lý chất lượng tại nơi áp dụng. Một số hệ thống tiêu chuẩn quốc tế cụ thể như: ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000, tiêu chuẩn ASME,…
– Đề xuất quy trình phát triển sản phẩm phù hợp với yêu cầu cụ thể của dự án thông qua việc áp dụng các quy trình, tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
– Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng của công ty, từ đó có những điều chỉnh, thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm.
– Đánh giá chất lượng nhà cung cấp và các nhà thầu đang thực hiện công việc hợp tác với công ty.
– Huấn luyện các bộ phận có liên quan trong việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thực tế của công ty.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tuyển dụng
3. Các bước thực hiện công việc của một QA là gì?
Bước 1: Yêu cầu
Tiến hành phân tích yêu cầu của khách hàng
Bước 2: Quy trình theo mô hình phát triển
Thiết lập Quy trình để QA kiểm định chất lượng. Quy trình phải nhất quán với Mô hình Phát triển Ban đầu được áp dụng.
Bước 3: Lập kế hoạch QA kiểm định chất lượng (Test)
Lập kế hoạch kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm; hệ thống, chương trình phần mềm, v.v.
Bước 4: Thiết kế trường hợp kiểm định
Thiết kế các trường hợp kiểm thử có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án
Bước 5: Thực thi kế hoạch kiểm thử (Test plan) và trường hợp kiểm thử (Test case)
Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra đã lập, các trường hợp kiểm tra theo dự kiến và thực tế.
Bước 6: Gửi báo cáo, thông tin kiểm tra chất lượng cho cấp trên (Quản lý dự án)
Thu thập thông tin, gửi báo cáo kiểm định chất lượng cho khách hàng/GĐ/QLDA
>>> tham khảo thêm: Việc làm
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam