Mùa hè nắng nóng, ô tô quá nhiệt phải xử lý ra sao?

Mùa hè nắng nóng, ô tô quá nhiệt phải xử lý ra sao?

Giá Bán: 1đ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Tình trạng ô tô quá nhiệt thường diễn ra khá phổ biến trong mùa hè. Vậy trong trường hợp này cần xử lý như thế nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng danhgiaXe tìm hiểu nguyên nhân và chi tiết cách xử lý khi ô tô quá nhiệt.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô tô quá nhiệt​

Nguyên nhân khiến ô tô lâm vào tình trạng quá nhiệt có thể là do:
Thời tiết cực đoan
Mùa hè nắng nóng, tình trạng động cơ quá nhiệt sẽ diễn ra phổ biến hơn vì nhiệt độ ngoài trời luôn tăng cao khiến cho các chi tiết máy dễ bị nóng hơn, đặc biệt là trên những chiếc xe đã cũ, hệ thống làm mát "quá tuổi".
Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát gặp trục trặc là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc động cơ bị quá nóng. Khi xe vận hành, dung dịch làm mát động cơ bằng cách lưu thông trong động cơ. Vì vậy nếu nó bị rò rỉ trong hệ thống khiến cho một phần hoặc toàn bộ nước làm mát biến mất, động cơ vì thế không được làm mát, sinh nhiệt và trở nên rất nóng.

Cũng có trường hợp không nhận thấy sự rò rỉ của dung dịch làm mát nhưng động cơ vẫn bị nóng. Nguyên nhân có thể là do hệ thống làm mát bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ do cặn, bụi bẩn.
Các chi tiết trong hệ thống làm mát bị hỏng cũng sẽ dẫn đến tình trạng động cơ bị quá nhiệt. Chẳng hạn: máy bơm nước làm mát bị hỏng sẽ không đưa được dung dịch làm mát đi khắp động cơ. Bộ tản nhiệt cũng là một thành phần quan trọng. Quạt hỏng cũng là một căn bệnh phổ biến. Vì vậy, phải kiểm tra định kỳ hệ thống làm mát động cơ.
Mức dầu máy thấp
Nếu nguyên nhân dẫn đến động cơ quá nhiệt không xuất phát từ những trục trặc ở hệ thống làm mát thì có thể, thủ phạm chính là dầu động cơ.
Tác dụng của dầu động cơ là bôi trơn. Do đó nếu dầu bị hao hụt thì quá trình vận hành sẽ sinh ra ma sát, dẫn đến việc động cơ bị nóng lên. Đây là một trong những lý lý giải vì sao chúng ta nên kiểm tra dầu máy thường xuyên, đặc biệt với các động cơ xe đã cũ.

Ngoài các nguyên nhân phổ biến như vừa liệt kê ở trên, tình trạng quá nhiệt ô tô diễn ra còn có thể do:
Xe vận hành liên tục trong nhiều giờ ở dài số thấp và phải leo dốc dài liên tục.
Dây curoa kéo cánh quạt gió và két nước bị chùng.
Máy bơm nước bị rò rỉ hoặc hoạt động không bình thường.
Bộ chế hòa khí điều chỉnh sai, nhất là mức xăng trong bình xăng con, khiến cho hỗn hợp cháy quá nhạt hoặc quá hồng.
Thời điểm đánh lửa ở bugi bị điều chỉnh quá chậm.
Trên bề mặt buồng đốt bị tích quá nhiều muội than, gây cản trở quá trình tản nhiệt.
Ô tô không được bảo dưỡng đầy đủ theo mùa đúng quy định.

2. Tác hại của tình trạng quá nhiệt động cơ​

Khi ô tô quá nhiệt, kim đồng hồ kiểm soát nhiệt độ động cơ sẽ tiến gần tới chữ H (viết tắt của từ "hot") để cảnh báo nhiệt độ nước quá cao, hệ thống làm mát có vấn đề hoặc quá tải.
Trong trường hợp này, nếu các bác không để ý hoặc cố tình tiếp tục cho xe chạy thì có thể sẽ khiến cong tay biên, thủng lốc máy, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới máy, két nước, vỡ ống dẫn nước làm mát, thậm chí là gây cháy nổ.

3. Các bước xử lý khi ô tô quá nhiệt​

Bước 1: Ngay khi nhận thấy thông báo quá nhiệt trên bảng đồng hồ, các bác nên tìm chỗ an toàn để tấp xe vào lề. Đừng quên bật đèn cảnh báo cho các phương tiện phía sau.

Lưu ý, đừng lập tức tắt máy khi thấy thông báo động cơ quá nhiệt. Tùy thuộc vào cách lái xe trước khi đèn thông báo bật sáng để đưa ra quyết định phù hợp.
Nếu các bác điều khiển xe ở tốc độ thấp thì có thể tấp vào lề và tắt máy ngay, sau đó mở nắp ca pô để giúp động cơ tản nhiệt và gọi cứu hộ.
Nếu trước đó các bác chạy với tốc độ cao thì không nên tắt máy ngay sau khi dừng xe. Sai lầm này sẽ khiến nước làm mát trong bộ tản nhiệt không thể lưu thông, làm cho nhiệt độ càng tăng cao hơn. Hãy để xe nổ máy không tải cho đến khi nhiệt độ giảm xuống.
Bước 2: Cách tốt nhất là nên gọi cứu hộ càng sớm càng tốt. Còn nếu các bác muốn tự kiểm tra và khắc phục tại chỗ thì nên chờ từ 30 - 60 phút để nhiệt độ giảm hẳn rồi mới tiến hành kiểm tra.
Khi nhiệt độ đã hạ, các bác có thể kiểm tra xem có phải do xe thiếu nước làm mát hay không. Nếu thấy mức nước trong bình làm mát quá thấp, hãy bổ sung thêm.
Lưu ý, không nên sử dụng nước máy thay thế cho nước làm mát nếu không quá gấp. Lý do là vì trong nước máy có nhiều khoáng chất, sau khi bốc hơi nó sẽ đóng cặn trên bề mặt kim loại, gây ảnh hưởng tới hiệu quả tản nhiệt của bộ tản nhiệt và làm tăng khả năng quá nhiệt.
Trường hợp bắt buộc phải sử dụng nước máy, nước lã để thay thế thì sau khi kết thúc hành trình, bạn phải súc rửa két nước và đổ dung dịch chuyên dụng để tránh bám cặn gây hư hại, tắc nghẽn hệ thống làm mát.
Tốt hơn hết để tình trạng quá nhiệt không xảy ra thì các bác nên thay nước làm mát thường xuyên, đặc biệt là sau một thời gian dài sử dụng.

Nếu mực nước làm mát vẫn đủ, hãy kiểm tra quạt làm mát xem bộ phận này có hoạt động bình thường không? Hãy bật quạt lên, nếu thấy quạt vẫn quay bình thường thì bộ phận này vẫn ổn. Nếu không qua thì tức là đã bị lỗi, cần phải mang tới gara gần nhất để sửa.
Nếu tự tin đủ kinh nghiệm, các bác có thể kiểm tra xem két nước tản nhiệt có bị bám bụi, lá cây, hoặc các vật thể lạ khác hay không. Két nước lâu ngày không vệ sinh sẽ bị bám bẩn, làm ảnh hưởng tới hiệu quả tản nhiệt.

4. Một số lưu ý quan trọng khi động cơ quá nhiệt​

- Không đổ nước lạnh ngay khi nước đang sôi. Hành động này sẽ khiến cho piston, xi lanh của động cơ bị nứt hoặc làm hỏng gioăng quy-lat.
- Không đổ nước vào két một cách vội vàng vì các bác có thể bị bỏng do hơi nước từ két nước phụt ra. Thay vì vậy hãy rót một cách từ từ tránh làm hư hại tới các linh kiện khác.
Xem thêm:
Những điều cần biết khi kiểm tra và sử dụng nước làm mát ô tô
Hệ thống làm mát trên xe hơi ngày nay
Xử lý sự cố dọc đường

Xem thêm tại: https://www.danhgiaxe.com/mua-he-nang-nong-o-to-qua-nhiet-phai-xu-ly-ra-sao-31016
 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm