Nguyên tắc thiết kế vườn đẹp

Nguyên tắc thiết kế vườn đẹp

Giá Bán: Liên hệ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM

Thi cong san vuon với những nguyên tắc căn bản trong việc lựa chọn, trồng và chăm sóc cần thiết phải có đối với cây. Cây cảnh quan là thành tố không thể thiếu trong việc xây dựng sân vườn và nó cũng có những quy tắc cần tuân theo.


1. Chọn và trồng loại cây cảnh quan thích hợp​


Đối với vườn Nhật thì thiết kế cây trồng có ý nghĩa bao gồm cả việc khống chế kích thước và hình dáng của từng cây trong vườn. Phẩm chất của từng vườn tùy thuộc vào sự cố định cây trồng trong một hình dáng nhất định. Khu vườn càng nhỏ thì yêu cầu trên càng chặt chẽ hơn nhiều. Thi cong san vuon


Loại cây cảnh quan thích hợp nhất trong vườn Nhật là những cây có càn nhánh mềm mại. Chúng được sắp xếp cùng mô thức sắp xếp đá. Cành nhánh của chúng xen kẽ lộn xộn, ngẫu nhiên trông có vẻ tự nhiên cho nên rất thích hợp.


Thông thường số cây trong một nhóm thường là 3, trông tự nhiên hơn là 2 và 4. Bố trí theo 1 tam giác lệch trông có vẻ là ít sắp đặt hơn là một tam giác đều, tất nhiên lại càng ít có vẻ sắp đặt hơn so với 1 vòng tròn, một hàng thẳng hay một hình chữ nhật.


Quan sát những kiểu mọc tự nhiên trong thiên nhiên để áp dụng vào việc sắp xếp cây trong vườn của bạn. Thi cong san vuon


1.1. Sử dụng cây cảnh quan để tạo ảo giác


Trong phần này, bạn phải đánh giá chúng rằng việc chọn lựa và sắp xếp cây trồng cảnh quan có thể làm được tất cả mọi cách để hướng cái nhìn của người xem đến một tiêu điểm trên bất cứ một khu vực nào của khu vườn, đến những chi tiết hoặc là lướt qua chúng.


Nghệ thuật thiết kế vườn Nhật dựa rất nhiều vào ảo ảnh thị giác và bố trí cây trồng là một phương cách để tạo hay tăng thêm những hiệu quả như thế.


1.2. Cây cảnh quan làm h​​​​ậu cảnh


Trong một sân vườn và trong một số kiểu vườn Nhật, hậu cảnh có thể đánh lừa con mắt theo một cách khác. Trước hết nó tạo ảo giác khu vườn rộng hơn phạm vi giới hạn, đằng sau góc nhà vẫn còn một phần sân bị che khuất. (Một bụi tre cao vươn lên khỏi bờ tường, che khuất góc nhà và những ngọn lá lung lay, thân tre đong đưa nhè nhẹ, sẽ tạo nên ảo giác này). Thi cong san vuon


1.3. Chiều sâu


Để xử lý tiền, trung, hậu cảnh cho một cảnh vật, người thiết kế vườn dùng cây cối để làm cho một khu vườn rút ngắn hoặc kéo dài chiều sâu của nó. Những cây lớn bố trí ở tiền cảnh và nhưng cây nhỏ hơn ở hậu cảnh có thể thu ngắn lại phối cảnh và làm cho chúng có vẻ sâu hơn so với thực tế.


Ở trung cảnh, nếu là một khu đất bằng phẳng chỉ có đất và rêu thì nên bố trí một cái gì đó để đập vào mắt và hướng dẫn tầm nhìn đi xa hơn đến hậu cảnh (chứ không tập trung điểm nhìn ngay tại đó). Những tảng đá cạnh trơn chen chúc với những bụi cây sẽ phá vỡ được nét bằng phẳng đơn điệu của trung cảnh, đồng thời cũng tách biệt được sự nôi kết của chúng. Thi cong san vuon


Kết cấu của đá cũng như cách sắp xếp chúng cũng tạo nên, làm tăng ảo giác về khoảng cách. Đá có kết cấu thô bố trí ở tiền cảnh, đá có kết cấu thanh mảnh bố trí ở hậu cảnh có tác dụng kéo dài khoảng cách. Những cây có lá xanh sẫm ở tiền cảnh và những cây có lá nhạt, dịu hơn ở hậu cảnh cũng tạo được cùng một hiệu quả nhờ ở hậu cảnh trông có vẻ mờ mờ, xa xa


2. Những chi tiết cần quan tâm khi chọn cây


Tên, chủng loại, điều kiện sống đòi hỏi.

Loại cây thay lá hay cây thường xanh: Cây thường xanh cần thiết để duy trì màu sắc phối hợp cơ bản của khu vườn và giữ cho khu vườn được màu xanh quanh năm. Trong khi đó cây thay lá tạo được sự thay đổi, khiến cho khu vườn không đơn điệu, đồng thời tạo cho khu vườn những nét đẹp sinh động theo từng mùa.

Chiều cao: Chiều cao cây trong vườn là chiều cao sau khi cắt tỉa.

Cây dùng để làm dáng, trang điểm: Cần lựa chọn cây thích hợp và tiết chế ở mức độ tối thiểu. Chú ý những cây thay lá theo mùa (màu sắc mỗi mùa, cách thay lá), màu sắc của cây thường xanh, đặc trưng biểu cảm của cành nhánh.


3. Phân loại một số kiểu cây cảnh quan tiêu biểu

3.1. Cây lùm và bụi lớn


Cây cảnh quan lớn dùng để làm hậu cảnh, nền hay hàng rào chắn. Nhiều cây và bụi có thể dùng rất hiệu quả ở cả tiền cảnh lẫn hậu cảnh tùy theo ý đồ của bạn. Thông thường, cây có hoa màu sáng, thay lá hàng loạt được bố trí xa tầm nhìn (ngoại trừ cây anh đào, vì đây là cây truyền thống cũng như cây mai, đào của ta, được yêu thích đặc biệt). Những cây lá xanh rậm lá hay cây thay lá phụ họa với cây thường xanh thường hay được trồng ở hậu cảnh. Thi cong san vuon


3.2. Cây và lùm bụi trung bình


Hầu hết những cây lùm bụi thay lá thường được dùng chủ yếu để phô bày màu sắc. Ngay cả một số cây thường xanh như hoa trà có hoa theo mùa rất đẹp, cũng được trồng nhiều ở hậu cảnh vì chúng có kết cấu linh động và hình dáng lá đặc trưng. Những cây thường xanh cảnh quan có kết cấu dày đặc, thành nhã có thể được dùng để bố trí nương theo, làm dịu bớt hình dáng của những tảng đá. Chúng cũng có thể được trồng thành nhóm và cắt tỉa thành những mô thấp giả cách những ngọn đồi, nhỏ hay những ngọn núi ở trung hay hậu cảnh.


3.3. Cây bụi nhỏ hoặc thu nhỏ


Cây bụi nhỏ thường được trồng nương theo hình dáng của đá hoặc được trồng thành đám để tạo thành một hậu cảnh thấp (đặc biệt có hiệu quả khi tầm nhìn ở trên cao), để tập trung tầm nhìn vào những tảng đá hay thạch đăng lung. Hầu hết chúng tăng trưởng chậm.


3.4. Cây ưa nước (trồng trên bờ hay trong nước)


Không có gì cạnh một hồ khô hoặc một suối khô tạo một cảm giác có nước đầy tính thuyết phục bằng một cây cảnh quan ưa nước trồng bên bờ. Trong hoặc chung quanh hồ, suối nước thực, cũng không có gì có thể duyên dáng, tự nhiên hơn chúng. Chúng cũng xóa mờ đi đường nét sắc cạnh tiếp giáp giữa nước và bờ tạo thành một liên kết mềm mại.


Cây cảnh quan ưa nước trồng thành bụi hay từng mảng trông sẽ rất tự nhiên, đẹp. Dáng thẳng đứng của chúng tạo một tương phản rất thích thú với mặt thoáng của nước hoặc mặt thoáng giả định là có nước, và hình ảnh phản chiếu của chúng cũng tạo những hiệu quả nổi bật.



 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm