Hiện nay, có rất nhiều người dân thắc mắc vấn đề liệu nếu nhà chỉ có giấy phép xây dựng thì có sang tên được không? Có cách nào để sang tên an toàn khi chỉ sở hữu giấy phép xây dựng? Luật quy định thủ tục sang tên nhà ở hiện nay ra sao? Để có thêm những hiểu biết về vấn đề này, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc những quy định của pháp luật về chủ đề “Liệu có thể sang tên được không nếu nhà chỉ có giấy phép xây dựng?” mà hiện nay rất nhiều người quan tâm này!
1. Nhà chỉ có giấy phép xây dựng có đủ điều kiện để sang tên? Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau:
(1) Có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ), trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014.
(2) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.
(3) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(4) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Điều kiện (2) và (3) không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều này còn quy định giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Sổ đỏ, Sổ hồng:
– Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.
– Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
– Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở xã hội cho cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội theo quy định khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở 2014.
– Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.
– Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Như vậy, nhà ở có giấy phép xây dựng nghĩa là nhà ở đã được xây dựng thì không đủ điều kiện để sang tên (mua bán, tặng cho), trừ trường hợp nhận thừa kế.
2. Mua nhà ở chỉ có giấy phép xây dựng nên lập vi bằng
* Trình tự, thủ tục lập vi bằng
Bước 1: Yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng
Bước 2: Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng
– Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
>>>> Xem thêm: Công chứng giấy tờ sổ đỏ uy tín nhất Hà Nội
Trên đây là bài viết trả lời cho vướng mắc: Nhà chỉ có giấy phép xây dựng có sang tên được không? Theo đó, nhà ở có giấy phép xây dựng nghĩa là nhà ở đã được xây dựng thì không đủ điều kiện để sang tên khi mua bán, tặng cho, trừ trường hợp nhận thừa kế.
Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội