1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Ngay
khi bạn có ý định thành lập doanh nghiệp, việc đầu tiên là phải lựa chọn loại
hình doanh nghiệp cho phù hợp với quy mô, chiến lược kinh doanh của mình, hiện
nay có ba loại hình phổ biến mà các nhà đầu tư thường lựa chọn: Công ty TNHH 1
thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần. Đối với ba loại hình
này đều có đặc trưng riêng biệt
Công
ty TNHH 1 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp chỉ có 1 người làm chủ sở hữu
công ty, quyết định toàn bộ các vấn đề trong công ty. Nếu như bạn kinh doanh
quy mô nhỏ lẻ, chưa có ý định huy động vốn nhiều, hoặc tự mình đứng làm chủ,
thì bạn nên lựa chọn loại hình này. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế đối với loại
hình này, từ ban đầu thành lập số vốn huy động sẽ khó hơn so với các loại hình
kia do chỉ có một người làm chủ, lương của giám đốc không được tính vào chi phí
công ty.
Công
ty TNHH 2 thành viên: Là loại hình doanh nghiệp có từ hai thành viên trở lên và
giới hạn ở 50 người. Đối với loại hình này chủ yếu khác nhau về số lượng thành
viên, cơ cấu huy động vốn. Nếu như bạn đang hợp tác với nhiều người để thành lập
công ty, thì đây cũng là loại hình phù hợp
Công
ty cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp có tối thiểu từ 3 người trở lên và không
giới hạn số lượng thành viên. Công ty cổ phần mang tính quy mô hơn so với các
loại hình khác, vì cơ cấu huy động vốn dễ, do được chào bán cổ phần. Tuy nhiên
về cơ cấu tổ chức nhân sự, cũng như các thủ tục pháp lý liên quan tới cổ phần
khá phức tạp hơn so với các loại hình khác
Căn
cứ vào những đặc trưng riêng trên, bạn có thể lựa chọn một loại hình doanh nghiệp
phù hợp với mình. Tuy nhiên, dù bạn thành lập doanh nghiệp ở loại hình nào, sau
này bạn vẫn có thể chuyển đổi thành loại hình khác. Vì vậy bạn không phải băn
khoăn quá nhiều trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp
2. Đặt tên doanh nghiệp:
Đối
với việc đặt tên doanh nghiệp, điều này không ảnh hưởng tới ngành nghề bạn kinh
doanh mà chỉ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, cụ thể:
Công
ty TNHH + tên riêng (không phân biệt TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên)
Công
ty cổ phần + tên riêng
Bạn
có thể lựa chọn tên doanh nghiệp phù hợp với các sản phẩm kinh doanh, hoặc là
tên mình, cũng có thể là một cái tên riêng đặc trưng, tuy nhiên không được
trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác.
3. Ngành nghề kinh doanh
Việc
chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp không bị giới hạn bởi số
lượng. Tuy nhiên bạn cũng nên lựa chọn những ngành nghề chủ yếu để mình kinh
doanh, không nên lựa chọn lan man quá nhiều gây khó khăn khi tiến hành soạn hồ
sơ và nộp hồ sơ
Đối
với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ví dụ như: buôn bán, sản xuất thực
phẩm chức năng, phòng khám bệnh...không yêu cầu các giấy tờ pháp lý về ngành
nghề đó khi nộp hồ sơ thành lập. Chỉ sau khi thành lập xong, đi vào hoạt động bạn
mới bắt đầu xin giấy phép con cho mỗi ngành nghề có điều kiện
4. Vốn điều lệ
Số
vốn điều lệ ban đầu khi thành lập công ty không yêu cầu giấy tờ chứng minh.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập, bạn phải góp đủ số vốn đã đăng ký, nếu
không góp đủ phải tiến hành thủ tục giảm vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như
các doanh nghiệp đều không góp đủ số vốn đăng ký ban đầu, vì trong quá trình hoạt
động cũng rất ít khi các cơ quan ban ngành kiểm tra và bắt chứng minh
Vì
vậy bạn nên lựa chọn số vốn phù hợp với quy mô kinh doanh của mình, điều này
cũng ảnh hưởng đến thuế môn bài hàng năm, cụ thể:
Vốn
< 10 tỷ, thuế môn bài hàng năm là 2.000.000đ (hai triệu đồng)
Vốn
> 10 tỷ, thuế môn bài hàng năm là 3.000.000đ (ba triệu đồng)
5. Thông tin về người đại diện doanh
nghiệp:
Khi
thành lập công ty, bạn phải xác định ai là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp, người này sẽ ký tá giấy tờ công ty, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các hoạt động của công ty
Người
đại diện theo pháp luật có thể để chức danh: Giám đốc, chủ tịch hội đồng thành
viên, chủ tịch hội đồng quản trị
Một
người có thể là người diện theo pháp luật của nhiều công ty, có thể là người
góp vốn trong công ty cũng có thể là người không sở hữu vốn mà được thuê làm
người đại diện. Vì vậy, không có quy định về mức vốn tối thiểu mà người đại diện
phải sở hữu
6. Địa chỉ trụ sở công ty
Địa
chỉ trụ sở công ty phải được đặt ở nhà đất hoặc chung cư văn phòng (nếu đặt ở
chung cư văn phòng phải có giấy tờ chứng minh phần diện tích đăng ký hoạt động
được sử dụng làm văn phòng), không được đặt ở nhà tập thể hay chung cư để ở.
Trên
thực tế, nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở một nơi, hoạt động tại một nơi, trong
trường hợp này, bạn nên lập một địa điểm kinh doanh tại nơi bạn hoạt động, đồng
thời treo biển đầy đủ ở trụ sở công ty, tránh để cơ quan thuế phát hiện, sẽ bị
khóa mã số thuế với lý do “không hoạt động tại trụ sở”
Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.