Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề nhức nhối, được Chính phủ và toàn xã hội quan tâm. Bởi lẽ, chưa có thời điểm nào vấn nạn về thực phẩm bẩn lại tràn lan trên thị trường trong mấy năm trở lại đây. Và để xác minh được thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn Bộ Y tế đã cho ra một loại giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Cùng với Luật Toàn Long tìm hiểu ngay dưới bài viết sau bạn nhé!
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh, thành phố nơi kinh doanh cấp. Giấy chứng nhận này có ý nghĩa chứng nhận cho đơn vị nào đó đáp ứng đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Là điều kiện cần có để các hộ kinh doanh thực phẩm cam kết cung cấp thực phẩm an toàn vệ sinh tới tay người tiêu dùng.
Giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm Tầm quan trọng của giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đối với doanh nghiệp Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đều cần hoàn tất thủ tục xin cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi lẽ, để có được giấy phép này, cơ sở sản xuất phải có đầy đủ một các điều kiện vệ sinh lẫn trang thiết bị sản phẩm hiện đại. Đảm bảo sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm chính là sự kiểm duyệt từ cơ quan chức năng có thẩm quyền về ý tế đối với đơn vị sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt, đứng trước thị trường thực phẩm bẩn lẫn lộn như hiện nay. Việc giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ra đời chính là lời cam kết, đảm bảo dành cho cơ sở kinh doanh làm ăn chính đáng. Đem lại niềm tin tuyệt đối của người tiêu dùng đối với sản phẩm mà đơn vị mình cung cấp.
Các cơ quan cấp giấy phép an toàn thực phẩm uy tín Dựa vào dịch vụ/sản phẩm thực tế của doanh nghiệp là gì sẽ có một đơn vị cấp giấy phép chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm cụ thể. Trong đó:
Bộ Y tế: Có quyền cấp giấy phép chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với doanh nghiệp, cơ sở chế biến thức ăn và dịch vụ ăn uống.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Có quyền cấp giấy phép chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với doanh nghiệp/cơ sở sản xuất nông – lâm – thủy -sản.
Bộ Công thương: quyền cấp giấy phép chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Mỗi cơ quan sẽ có trách nhiệm cấp giấy phép ATVSTP cụ thể Các cơ sở cần có giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm Dưới đây, Luật Toàn Long sẽ cung cấp thông tin về các cơ sở cần có và không cần có giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các bạn tham khảo:
Đối với các cơ sở cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Cơ sở kinh doanh buôn bán thực phẩm.
Cửa hàng ăn/tiệm ăn.
Nhà hàng ăn uống trên 50 người cùng một lúc.
Quán ăn. Canteen.
Chợ.
Hội chợ.
Nhà ăn tập thể.
Đối với các cơ sở không cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
Cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm với quy mô nhỏ lẻ.
Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ.
Nhà hàng ở trong khách sạn.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
Cơ sở kinh doanh thức ăn ở trên đường phố.
Không phải cơ sở nào cũng phải có giấy phép chứng nhận về ATVSTP Trên đây chúng tôi đã cùng với các bạn tìm hiểu xong về giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Một số thông tin cơ bản về loại giấy phép này. Nếu còn điều gì chưa nắm rõ, hãy liên hệ ngay cho Luật Toàn Long để được tư vấn cụ thể hơn bạn nhé!