Ý nghĩa và những điều cần lưu ý của lễ đính hôn

Ý nghĩa và những điều cần lưu ý của lễ đính hôn

Giá Bán: 10,000,000đ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM

Lễ đính hôn (hay còn gọi là ăn hỏi, đám hỏi) là một nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Nó góp phần khẳng định việc đôi bạn trẻ nhân vật chính trong buổi lễ sẽ trở thành vợ chồng trong tương lai.

Lễ đính hôn

1. Ý nghĩa của lễ đính hôn

Lễ đính hôn có thể hiểu đó là một thông báo chính thức về việc cưới gả của cặp cô dâu – chú rể với nhau. Đây là một bước đệm trước khi tổ chức cưới chính thức. Hai gia đình cô dâu – chú rể sẽ gặp nhau, trao lễ vật và tiền dẫn cưới trong buổi lễ đính hôn này.

Các phần cơ bản của buổi lễ đính hôn như sau:

·        Đón khách

·        Nghi lễ đính hôn

·        Dùng bữa và trò chuyện giữa hai nhà

2. Những lễ vật cần có trong lễ đính hôn

Những lễ vật không thể thiếu trong buổi lễ đính hôn có thể kể đến như: mâm trầu cau, trà rượu, … Ngoài những lễ vật trên, phía nhà trai nên chuẩn bị thêm trái cây, heo sữa quay, mâm xôi và bánh kẹo để làm phong phú thêm mâm lễ vật của mình. Một số loại bánh phổ biến được sử dụng làm lễ vật trong lễ đính hôn như bánh đậu xanh, bánh phu thê, bánh hồng, … Tất cả các lễ vật đều phải được chuẩn bị theo số chẵn – tượng trưng cho cặp đôi.

3. Các nghi thức trong lễ đính hôn

Trong lễ đính hôn có các nghi thức cơ bản cần phải có, mỗi nghi thức đều có những quy tắc, điều lưu ý và kiêng kị riêng. Cần phải tuân thủ các quy tắc này nhằm chúc phúc và tránh điềm gỡ cho cặp đôi cô dâu – chú rể.

·        Chào hỏi và trao lễ vật

·        Cô dâu ra mắt hai họ

·        Thắp hương cho bàn thờ tổ tiên

·        Trao trang sức cho cô dâu và tiền dẫn cưới cho nhà gái

·        Nhà gái lại quả cho nhà trai

4. Trang phục và nhẫn trong lễ đính hôn

Trang phục thường thấy trong các buổi lễ đính hôn cho cô dâu là áo dài truyền thống. Có nhiều màu sắc để lựa chọn, tuy nhiên, cô dâu nên chọn các áo dài có họa tiết và những màu như đỏ, hồng, trắng, vàng đồng, … Chú rể có thể mặc áo dài cùng màu và họa tiết với cô dâu hoặc mặc vest, … Ngoài ra, hai bên gia đình cũng phải chuẩn bị trang phục cho bố mẹ cô dâu – chú rể, người thân hai họ và đặc biệt là đội bưng mâm lễ vật vì họ cũng xuất hiện trong đám cưới và là một trong những đối tượng được chú ý nhất.

Nhẫn và nghi thức trao nhẫn là những thứ không thể thiếu trong lễ đính hôn – nó là minh chứng cho tình yêu của cặp đôi. Việc lựa chọn nhẫn cặp có thể tùy theo tài chính và sở thích của cô dâu – chú rể.

5. Những thứ cần trang trí cho buổi lễ đính hôn

·        Trang trí cho bàn thờ tổ tiên

·        Chuẩn bị bàn tiệc cho lễ đính hôn

·        Chuẩn bị cổng cưới

·        Chuẩn bị phông nền

·        Trang trí ngôi nhà chung của hai người

Lễ đính hôn

Trên đây là ý nghĩa và một số thông tin về buổi lễ đính hôn. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết bài viết hoặc tham khảo các bài viết khác cùng chủ đề tại chuyên mục Truyền thống: https://blogtuoitre.vn/truyen-thong - Lễ - tết: https://blogtuoitre.vn/truyen-thong/le-tet của blogtuoitre.vn: https://blogtuoitre.vn/

 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm