Để đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, năm 2002, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành Văn bản EC 178, trong đó quy định việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho thực phẩm nhập khẩu. Tới đầu năm 2005, hệ thống này đã trở thành quy định bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). Trong giai đoạn này, đối với các nhà xuất khẩu ở những quốc gia khác, EU, Mỹ và Nhật Bản đều đưa ra các khuyến cáo nên áp dụng. Theo bà Nguyễn Thúy Hằng - Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Tư vấn quản lý Việt Nam - Đan Mạch (Vidacon), các khuyến cáo này có khả năng trở thành quy định bắt buộc với các nước xuất khẩu vào EU và các thị trường lớn khác trong thời gian tới. Bà cho rằng: “Yêu cầu của các nước nhập khẩu hàng thực phẩm không còn đơn giản là các chứng chỉ chất lượng như HACCP, ISO 9001, BRC hay Euregap… mà họ sẽ tiến tới bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn tích hợp quốc tế ISO 22000, trong đó hệ thống truy xuất nguồn gốc là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất cấu thành bộ tiêu chuẩn ISO 22000”.
Trong quá khứ, ngành thủy sản Việt Nam đã không ít lần phải đối mặt với những khó khăn, do EU bất ngờ áp dụng những quy định mới và khắt khe hơn về an toàn toàn vệ sinh thực phẩm với các doanh nghiệp nhập khẩu vào thị trường này. Chẳng hạn như quy định về kiểm soát chất lượng vùng nuôi đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ (nghêu, sò), hay vấn đề dư lượng chất kháng sinh. Mặc dù đa số doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được những yêu cầu mà EU đưa ra trong thời gian qua nên tác động của nó đối với xuất khẩu của ngành thủy sản là không lớn nhưng đối với việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thì không thể hoàn thành trong thời gian ngắn, vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị bằng cách xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 và đạt chứng nhận ISO 22000
Thực tế trước yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng, các tập đoàn bán lẻ đã lần lượt đưa truy xuất nguồn gốc thành quy định bắt buộc trong mạng lưới cung cấp của mình, trong đó có bốn “ông lớn” hàng đầu thế giới là Wal-Mart, Carrefour, Metro, Tesco. Mặc dù áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc có thể làm tăng chi phí cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu, nhưng lợi ích lâu dài mà doanh nghiệp nhận được lớn hơn nhiều chi phí bỏ ra. Trước tiên, hệ thống truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn ISO 22000 giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng và an toàn vệ sinh đối với sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Mặt khác, nhờ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 mà doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối. Nếu có sự cố xảy ra, doanh nghiệp cũng có thể biết ngay nó phát sinh ở khâu nào để từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời.
Truy xuất nguồn gốc là hệ thống cho phép các đơn vị trong chuỗi cung ứng thực phẩm ghi nhận các thông tin cần thiết trên giấy hoặc máy tính nhưng việc trao đổi thông tin bắt buộc phải bằng điện tử thông qua một cơ sở dữ liệu trung tâm để khách hàng và cơ quan có thẩm quyền có thể truy xuất bất cứ lúc nào. Bốn thành phần chính của ISO 22000 bao gồm: Trao đổi thông tin giữa các đầu mối trong chuỗi cung ứng (hay còn gọi là truy xuất nguồn gốc); Quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001; Những tiêu chuẩn bắt buộc về chất lượng như BRC (nếu xuất khẩu vào Anh), IFS (nếu xuất khẩu sang EU), Euregap (dành cho nông sản xuất vào EU), hay SQF 1000, SQF 2000… phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng thị trường; Các nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm của HACCP.
Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn các nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000, doanh nghiệp có thể liên hệ với Chúng Tôi để được hỗ trợ.
Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.