Định nghĩa Startup

Một công ty khởi nghiệp (hay một Start-up) là công ty thường ở giai đoạn đầu của việc phát triển kinh doanh. Những dự án kinh doanh này thường được bắt đầu bởi 1-3 người sáng lập, những người tập trung vào việc tận dụng nhu cầu thị trường bằng cách phát triển một số sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó khả thi.

Thông thường, sự phát triển thực tế bắt đầu ngay cả trước đó với việc tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh có ý nghĩa để giải quyết và xây dựng một đội ngũ sáng lập, cam kết phù hợp với tầm nhìn chung để biến tầm nhìn đó thành hiện thực.

Startup là gì

Vì vậy, bên cạnh quá trình đổi mới, từ ý tưởng kinh doanh đến mô hình sản phẩm và kinh doanh tạo ra các giá trị xã hội, các công ty khởi nghiệp cũng cần phải có một đội ngũ sáng lập mạnh mẽ và tận tâm, cùng nhau phát triển, đưa công ty ngày càng đi lên.

Trong giai đoạn đầu khi mới bắt đầu thành lập, các công ty vừa mới thành lập thường được tài trợ góp vốn từ một doanh nghiệp hay một nhà đầu tư, hoặc vay một khoản tiền để giúp công ty có số vốn để phát triển kinh doanh. Để trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh, công ty phải có thể tự duy trì, ít phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào khác


10 yếu tố mà một nhà Start-up cần phải có


1. Giá trị cốt lõi

Điều thứ nhất giúp bạn định hình được cốt lõi của công ty là giá trị của bạn. Giá trị đó có thể là tốc độ, cũng có thể là dịch vụ khách hàng đặc biệt. Một số nhà start-up có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống như một giá trị cốt lõi, mặc dù nó có xu hướng khó khăn cho những nhà startup. Giá trị cốt lõi đó có thể giúp bạn định hình được văn hóa công ty, môi trường làm việc.

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi

2. Tầm nhìn

Cơ thể mạnh mẽ bắt đầu với tâm trí mạnh mẽ. Giá trị công ty mạnh mẽ sẽ bắt đầu với tầm nhìn mạnh mẽ. Tại sao bạn tồn tại? Mục đích của bạn, các nhà startup là gì? Có sự rõ ràng xung quanh tầm nhìn của bạn là nền tảng của sự rõ ràng xung quanh việc thực thi, tuyển dụng, gây quỹ và mọi khía cạnh khác của công ty bạn. Tầm nhìn là nền tảng cốt lõi của một công ty start-up.

3. Sứ mệnh

Sứ mệnh của công ty là một trong những yếu tố dùng để xác định mục đích hoạt động của công ty, những lý do công ty được thành lập và căn cứ tồn tại, phát triển của công ty. Sứ mệnh của công ty cũng chính là tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, điều đó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại và các hoạt động của công ty đối với xã hội.

Thực chất sứ mệnh của công ty, doanh nghiệp chỉ tập trung làm sáng tỏ một vấn đề quan trọng: “hoạt động kinh doanh của công ty nhằm mục đích gì?”. Phạm vi tuyên bố về sứ mệnh thường liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thị trường, phân khúc khách hàng và những triết lý khác mà công ty đang theo đuổi.

Như vậy, sứ mệnh cho thấy ý nghĩa tồn tại của một tổ chức, những cái mà công ty muốn trở thành, những khách hàng muốn phục vụ, những phương thức mà họ hoạt động,…

Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn và sứ mệnh

4. Sản phẩm hoặc dịch vụ

Ngày càng có nhiều công ty trở nên phát triển, lớn mạnh trên thị trường, lĩnh vực mà họ đang kinh doanh bởi vì sản phẩm, dịch vụ và khoa học kỹ thuật của họ. Một sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời là cần thiết để để giành lấy khách hàng, chiếm lĩnh thị trường ngày nay. Và để xây dựng được một sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời các nhà startup cần phải có kỹ thuật tiên tiến và tập trung. Các công ty, doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh sẽ có xu hướng giành chiến thắng.

5. Thông điệp rõ ràng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, cần có một số tin nhắn đi kèm với hình ảnh để truyền đạt bạn là ai, bạn làm gì, nó sẽ giúp tôi như thế nào và tại sao tôi nên quan tâm. Đối với một người khởi nghiệp, việc trả lời ai, cái gì, như thế nào và tại sao là cực kỳ quan trọng để đảm bảo khách hàng mới của bạn hiểu rõ về doanh nghiệp và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Điều này không chỉ giúp bạn giữ những người xung quanh thực sự quan tâm mà còn giúp bạn có được lòng tin của khách hàng và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

6. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Một trong những yếu tố quan trọng của các nhà startup là có kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường tiềm năng sẽ mang lại cho các bạn khởi nghiệp có những thông tin quan trọng về lĩnh vực mà công ty mình đang hoạt động. Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ giúp cho các bạn vừa mới bắt đầu khởi nghiệp nắm bắt được xu hướng hiện tại và trong tương lai để lập ra cho mình một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

7. Kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách

Những người vừa mới thành lập công ty cần phải chú ý đến kỹ năng quản lý tài chính ngân sách để đảm bảo việc thu chi trở nên minh bạch và dễ dàng hơn. Khi bắt đầu khởi nghiệp, các chủ doanh nghiệp sẽ cần một ngân sách nhất định để dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân sự, phát triển các mối quan hệ khi doanh thu của công ty vẫn còn đang thấp.

Vì vậy, các nhà khởi nghiệp cần phải lên cho mình một kế hoạch thu chi thật chi tiết sao cho vừa tiết kiệm ngân sách vừa hợp lí trọng việc phát triển kinh doanh của công ty, dành số tiền tiết kiệm được đó để đầu tư vào các hoạt động khác, đưa doanh nghiệp ngày càng đi lên.

8. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược

Những chủ doanh nghiệp, công ty đã có nhiều năm hoạt động, cũng như các nhà startup vừa mới bắt đầu hoạt động kinh doanh cần phải lên cho mình kế hoạch kinh doanh và xây dựng chiến lược. Khi có một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chi tiết, công việc triển khai kinh doanh sẽ được thực hiện một cách có thống nhất, dễ dàng hơn trong việc xác định hướng đi của công ty trong tương lai.

Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh

9. Kỹ năng quản lý nhân sự

Kỹ năng lãnh đạo là một phần tất yếu của các chủ công ty khởi nghiệp. Việc phân chia nhiệm vụ, công việc cho các nhân viên sao cho các nhân viên của mình hoàn thành một cách xuất sắc, Giao công việc, nhiệm vụ cho nhân viên một cách hiệu quả sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp đạt được sự cân bằng giũa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người.

10. Sự nỗ lực – không bao giờ bỏ cuộc

Và yếu tố cuối cùng trong việc khởi nghiệp là bạn nỗ lực đến cùng. Dù cho con đường khởi nghiệp có nhiều chông gai và thử thách đi chăng nữa, thì bạn cũng phải tiếp tục phấn đấu, không bao giờ được bỏ cuộc, nghĩ ra nhiều cách để giúp cho công ty của mình phát triển, vượt qua được khó khăn đi đến sự phát triển trong tương lai. Ngoài việc nỗ lực ra, bạn chỉ còn có nỗ lực hơn nữa mà thôi.

Thông tin tuyển sinh và cách làm hồ sơ tuyển sinh liên hệ:

Trường Huấn luyện Doanh Nhân CEO Việt Nam

web: https://truongdoanhnhanceovietnam.edu.vn/

Hotline: 0976776622