Một người bình thường đi tiểu khoảng 6 - 7 lần trong 24 giờ nếu cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu đi tiểu trên 7 lần nhưng lượng nước cung cấp không đổi thì sẽ được định nghĩa là đi tiểu nhiều lần.
Đi tiểu nhiều lần là bị gì?
Mức độ nặng nhẹ ở mỗi người là khác nhau, đa số họ chỉ đến các cơ sở y tế chuyên khoa khi đi tiểu quá nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Đối với trẻ em, nếu thấy trẻ thường xuyên đi tiểu nhiều thì cũng không cần phải quá lo lắng. Bởi bàng quang ở trẻ em có kích thước bé hơn người trưởng thành rất nhiều.
Đi tiểu liên tục xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, do lối sống sinh hoạt hoặc mắc phải các bệnh lý. Cụ thể như sau:
► Viêm đường tiết niệu gây ra các triệu chứng điển hình như đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng, đau bụng dưới, cảm giác như kim châm giữa các lần đi tiểu, nước tiểu hôi....
► Do thói quen uống nhiều chất lỏng khác, đặc biệt là bia rượu, caffeine... Khiến bạn có nhu cầu tiểu tiện nhiều hơn. Nếu uống quá nhiều vào buổi tối sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm, khiến bạn luôn cảm thấy cần phải đi tiểu ngay lập tức.
► Các vấn đề về thận, bàng quang như suy thận, viêm bàng quang kẽ, hội chứng bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang...
► Uống thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cao và đẩy chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, gây hiện tượng đi tiểu liên tục
► Đối với phụ nữ mang thai, việc đi tiểu thường xuyên là do bàng quang bị tử cung chèn ép.
► Bệnh nhân gặp vấn đề niệu quản, bệnh tuyến tiền liệt, bệnh lý đái tháo đường, khối u ở vùng chậu, viêm túi thừa đại tràng, đột quỵ hoặc bệnh lý thần kinh khác... cũng là nguyên nhân điển hình khiến việc đi tiểu nhiều hơn trong một ngày.
Bệnh nhân khi đến gặp bác sĩ để chẩn đoán về tình trạng đi tiểu liên tục có thể gặp nhiều câu hỏi khác nhau. Bởi thói quen uống nhiều bia rượu, cà phê, đang sử dụng loại thuốc bất kỳ hay uống quá nhiều nước sẽ khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần hơn. Sau khi có kết quả khám sức khỏe, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để bắt đầu xét nghiệm xác định nguyên nhân.
Một số phương pháp xét nghiệm chủ yếu để chẩn đoán tình trạng này đó là:
♦ Xét nghiệm nước tiểu: Mục đích để đo lường và phát hiện các hợp chất có trong nước tiểu, từ đó tìm ra được nguyên nhân đi tiểu thường xuyên.
♦ Nội soi bàng quang: Bằng cách sử dụng ống nội soi, bác sĩ có thể quan sát được bên trong bàng quang và niệu đạo. Tìm ra những điểm bất thường có liên quan đến bộ phận này.
♦ Áp lực đồ bàng quang: Kiểm tra sự hoạt động của bàng quang bằng cách đo áp lực bên trong. Mục đích để xác định các vấn đề có liên quan đến cơ hay do thần kinh thúc đẩy quá trình buồn tiểu xảy ra liên tục.
♦ Siêu âm: Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, sóng âm thanh sẽ mô tả cấu trúc cơ thể bên trong, từ đó hiển thị hình ảnh trực quan nhất.
♦ Xét nghiệm thần kinh: Rối loạn thần kinh cũng chính là lý do khiến bạn cảm thấy buồn tiểu liên tục, ngay cả khi mới tiểu tiện cách đây không lâu mặc dù không uống nhiều chất lỏng.
Xét nghiệm nước tiểu để xác định nguyên nhân
Căn cứ vào mỗi nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu liên tục, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả, cụ thể như sau:
♦ Nguyên nhân do bệnh tiểu đường: Điều quan trọng cần làm đó là kiểm soát được lượng đường trong máu.
♦ Nguyên nhân do nhiễm trùng đường tiết niệu: Bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị bằng thuốc giảm đau và kháng sinh sao cho hiệu quả nhất.
♦ Nguyên nhân do sự hoạt động quá mức của bàng quang: Bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc kháng Cholinergic để làm giảm sự co thắt bất thường của các cơ trong thành bàng quang. Từ đó làm giảm tình trạng đi tiểu nhiều lần, thường xuyên.
#dakhoatreatment
ĐC: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. 80-82 Châu Văn Liêm. Phường 11. Quận 5. TPHCM
Liên hệ tại hotline: (028)39239999
Thời gian làm việc 8:00 - 20:00 mỗi ngảy, kể cả ngày lễ tết
Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.