CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản, là cơ quan đầu trên đường hô hấp tiếp xúc trực tiếp với không khí nên hầu như mọi điều kiện bất lợi của môi trường đều dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp trên. Ban đầu là cảm lạnh sau đó có thể là viêm mũi họng, viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa ….
Đối với trẻ sơ sinh triệu chứng của viêm đường hô hấp trên chủ yếu là sốt nhẹ, ho, chảy mũi hoặc không chảy mũi, khò khè.
Dùng thuốc – Điều trị thuốc giảm ho, long đàm dạng siro, thuốc khí dung… – Điều trị giảm đau, hạ sốt, chống viêm… – Dùng thuốc theo tình trạng bệnh của trẻ và phải có chỉ định bác sĩ
Chăm sóc ☑️ Trẻ chảy nhiều nước mũi, có thể quánh dính dẫn đến nghẹt mũi, tắc mũi (do tăng tiết nhiều ở đường hô hấp trên) - Làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách dùng khăn mềm, khô (tốt nhất dùng khăn giấy mềm) để không gây kích thích nhiều ở mũi dẫn đến đau mũi, đỏ mũi do lau quá nhiều lần - Dùng nước muối 9‰ nhỏ vào từng bên mũi cho trẻ để làm loãng dịch mũi, sau đó loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi, dùng tăm bông sạch, khô ngoáy mũi lại. - Làm thông mũi cho trẻ trước khi ăn hoăc bú nếu dịch nhiều, quánh, dính để tránh nôn
Chú ý: các mẹ cần tránh dùng miệng hút mũi cho trẻ vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn dễ lây cho trẻ - Tránh lạm dụng nước muối quá nhiều để hút mũi quá nhiều vì sẽ gây teo niêm mạc mũi của trẻ - Tránh nhỏ nước ép tỏi cho trẻ vì tỏi có vị cay dễ gây bỏng niêm mạc của trẻ - Đặt trẻ nằm cao đầu hoặc bế trẻ tư thế thẳng. - Giữ ấm cơ thể trẻ nếu là mùa đông, mùa hè không cần mặc áo quá dày, chỉ cần tránh cho trẻ nằm ngay trước luồng quạt máy hoặc dưới luồng gió của điều hòa tỏa ra (nhiệt độ phòng chấp nhận được là > 25o C)
Ovix là dung dịch vệ sinh tai mũi họng, dùng trong trường hợp VIÊM XOANG -VIÊM TAI GIỮA- VIÊM MŨI DỊ ỨNG – viêm mũi mủ (VA), viêm họng, ho đờm. Không kháng sinh, thích hợp với cả trẻ nhỏ trên 3 tháng.