Độ chống nước hay khả năng chống nước của đồng hồ (water-resistant) là một thuật ngữ thường thấy trong hầu hết các tài liệu đi kèm khi mua đồng hồ, thậm chí nó còn được khắc ở mặt lưng đồng hồ, cho thấy giới hạn tối đa mà đồng hồ vẫn có thể chạy được ổn định dưới nước. Cho dù bạn là một vận động viên bơi lội, thợ lặn hay chỉ đơn thuần có ý định tìm kiếm một chiếc đồng hồ thể thao bền bỉ, bạn cũng nên dành thời gian để xem xét đến độ chống nước của đồng hồ và cân nhắc cẩn thận trước khi mua, nó sẽ giúp bạn giữ cho chiếc đồng hồ luôn an toàn và hoạt động ổn định trong nhiều năm liền.
Đặc biệt, đối với đồng hồ lặn chuyên dụng, độ chống nước của đồng hồ thường được in trực tiếp trên mặt số. Ngoài ra, các mẫu đồng hồ lặn đạt tiêu chuẩn ISO 6425 sẽ được in dòng chữ DIVER’S LM hay DIVER’S WATCH LM với L cho biết độ sâu tối đa, tính bằng mét và được đảm bảo bởi nhà sản xuất. Ví dụ như dòng đồng hồ lặn Citizen Promaster có mặt số in dòng chữ Eco-Drive DIVER’S 200m.
Độ chống nước của đồng hồ là water-resistant. Trong khi đó, waterproof là mức độ không thấm nước của đồng hồ.
Waterproof là một thuật ngữ cho thấy khả năng không thấm nước của đồng hồ. Nhưng thực tế thì không có chiếc đồng hồ là không thấm nước cả. Luôn tồn tại một giới hạn về áp lực nước mà một chiếc đồng hồ không thể vượt qua. Thuật ngữ “waterproof” ngụ ý rằng đồng hồ không thể bị rò rỉ trong bất kỳ trường hợp nào – không có hơi ẩm nào thấm vào vỏ và xâm nhập vào bộ máy. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, bất cứ điều gì cũng có thể bị rò rỉ. Vì vậy, trong ngành công nghiệp đồng hồ, người ta chỉ thường đề cập đến khả năng chịu được áp lực nước của đồng hồ là “water-resistant”.
Bất cứ đồng hồ nào có dòng chữ “Water Resistant” ở mặt lưng hay vỏ máy có nghĩa là nó được đảm bảo chống lại độ ẩm từ môi trường xung quanh. Nó có thể chịu được một chút nước bắn ra khi rửa tay, hoặc dính mưa nhỏ. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn nên đeo chiếc đồng hồ này khi đi bơi hoặc đi tắm.
Nước là một trong những kẻ thù lớn nhất của đồng hồ. Nếu bạn đi bơi hoặc chơi thể thao, bạn nên kiểm tra thông số kỹ thuật của đồng hồ để biết chính xác nó có khả năng chống nước bao nhiêu. Những chiếc đồng hồ thể thao có vỏ máy trông khá cồng kềnh và to, nhưng bộ máy thì nhỏ gọn và khá tinh tế. Không gian còn lại là của những miếng đệm chữ o (hay còn gọi là gioăng) thường được làm bằng cao su hoặc silicon, có khả năng bảo vệ không cho nước xâm nhập. Theo thời gian, gioăng đồng hồ bị khô và mất đi độ đàn hồi vốn có. Điều này giải thích vì sao việc kiểm tra nước cho đồng hồ cần được thực hiện thường xuyên để thay gioăng khi cần thiết, nếu không bộ máy sẽ rất nhanh bị hư hỏng do nhiễm nước.
ATM (atmosphere) hoặc bar là các đơn vị đo được ngành công nghiệp đồng hồ sử dụng để biểu thị lượng áp lực mà đồng hồ có thể chịu được, không phải độ sâu tối đa mà đồng hồ có thể đeo dưới nước. ATM là viết tắt của atmosphere, 1 atmosphere tương đương với khoảng 10 mét hoặc gần bằng 33 feet (chính xác là 33.8995 feet). Và 1 bar là một cách nói khác của 1 ATM.
Ví dụ: 1 chiếc đồng hồ có khả năng chống nước 100 mét tương đương với 10 ATM hay 330 feet.
Đồng hồ lặn là loại đồng hồ thể thao có thiết kế chuyên dụng dưới nước và có thể chịu được độ sâu ít nhất 200 mét (mặc dù theo tiêu chuẩn ISO 6425 thì chỉ cần 100 mét). Đồng hồ lặn đặc trưng bởi vỏ máy kín: bao gồm một núm vặn kháng nước (screw-down crown), một nắp lưng vặn (screw-down caseback), các gioăng ốp kính, gioăng núm và gioăng đáy chắc chắn đóng vai trò như hàng rào bảo vệ bộ máy. Nếu bạn đang có kế hoạch thường xuyên bơi, lặn, lướt sóng hoặc tham gia các hoạt động bãi biển với chiếc đồng hồ của mình, bạn nên cân nhắc đến những dòng đồng hồ lặn cao cấp để tránh những hư hao đáng tiếc.
Để lại lời nhắn cho Luxury Shopping Care nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến độ chống nước của đồng hồ nhé.
Gửi Tin Nhắn
Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.