CỔ HỌNG BỊ SƯNG 1 BÊN LÀ BỊ GÌ? CÁCH CHỮA TRỊ

CỔ HỌNG BỊ SƯNG 1 BÊN LÀ BỊ GÌ? CÁCH CHỮA TRỊ

Giá Bán: 70,000đ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM

CỔ HỌNG BỊ SƯNG 1 BÊN LÀ BỊ GÌ? CÁCH CHỮA TRỊ 

Cổ họng bị sưng 1 bên là dấu hiệu thường gặp của các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm amidan, áp xe quanh amidan, viêm họng,… Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể biểu hiện cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn như khối u ở cổ họng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc hội chứng chảy dịch mũi sau.

CỔ HỌNG BỊ SƯNG 1 BÊN LÀ BỊ GÌ?

1. Viêm amidan 1 bên

Amidan là cơ quan tập hợp các tế bào bạch cầu ở 2 bên cổ họng, đảm nhiệm vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Tuy nhiên khi virus và vi khuẩn ồ ạt xâm nhập, cơ quan này có thể bị tổn thương và nhiễm trùng.

Nhiễm trùng amidan có thể xảy ra ở cả 2 hạch lympho nhưng cũng có thể chỉ xảy ra ở 1 bên. Viêm amidan 1 bên thường chỉ gây sưng và đau ở cổ họng cùng bên. Tuy nhiên nếu không kiểm soát kịp thời, vi khuẩn có thể xâm nhập vào amidan còn lại và gây tổn thương cơ quan này.

Viêm amidan là bệnh thường gặp và có thể kiểm soát sau 10 ngày điều trị. Tuy nhiên trong trường hợp điều trị không dứt điểm, nhiễm trùng có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm cầu thận cấp, viêm tai giữa.…

Dấu hiệu để nhận biết viêm amidan là quan sát thực thể nhận thấy hạch lympho bị sưng tấy, đỏ và đau nhức. Ngoài ra, nhiễm trùng ở amidan cũng có thể làm phát sinh những triệu chứng tương tự bệnh viêm họng như đau họng, ho, vướng cổ họng, mệt mỏi, sốt,…


2. Áp xe quanh amidan

Áp xe quanh amidan là biến chứng gần của bệnh viêm amidan mãn tính. Nhiễm trùng ở cơ quan này có khả năng chuyển biến nghiêm trọng khiến các mô sinh mủ và tụ lại xung quanh amidan.

So với nhiễm trùng thông thường, áp xe thường có mức độ nghiêm trọng hơn. Khi xuất hiện biến chứng này, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như sưng 1 bên hoặc 2 bên cổ họng, sưng hạch bạch huyết, họng đau rát dữ dội, thân nhiệt cao và hơi thở có mùi.

Áp xe quanh amidan có thể lây lan khắp vòm họng nếu không được kiểm soát kịp thời.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa mà còn gây sưng đau ở cổ họng. Nguyên nhân bắt nguồn là do hàm lượng axit dư thừa trào ngược lên thực quản và cổ họng khiến niêm mạc của cơ quan này bị sưng, đau rát.

Ngoài ra trào ngược dạ dày thực quản còn gây ra triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, ngứa cổ họng và nuốt nước bọt thấy nghẹn ở cổ.


4. Tổn thương cổ họng

Tổn thương cổ họng do hóc xương là một trong những nguyên nhân khiến cổ họng sưng và đau. Đối với trường hợp này, cần đến bệnh viện để được bác sĩ loại bỏ dị vật ra khỏi họng. Tuyệt đối không tự xử lý tại nhà.

5. Tổn thương dây thanh quản

Dây thanh quản có thể bị tổn thương do la hét lớn hoặc nói liên tục trong một thời gian dài. Tổn thương dây thanh quản khiến cổ họng sưng và đau rát. Tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể thuyên giảm sau vài ngày nghỉ ngơi.

6. Ung thư

Nguy hiểm hơn, cổ họng bị sưng có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư như: ung thư vòm mũi họng, ung thư hạ họng thanh quản, ung thư thành bên họng... Ở thời kỳ đầu mắc bệnh, người mắc bệnh có biểu hiện đau ở 1 bên họng, có thể chưa nổi hạch. Khi bệnh diễn biến nặng hơn, người bệnh sẽ bị xuất huyết, đau đầu, mờ mắt, ù tai, khạc ra máu, khàn tiếng kéo dài,... 

CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ KHI CỔ HỌNG BỊ SƯNG

Nhằm mang lại hiệu quả cao cho việc chữa trị sưng họng, ngứa cổ họng kéo dài thì người bệnh nên tìm tới các phòng khám chuyên khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra thăm khám, tìm ra lý do gây bệnh và căn cứ vào đấy sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp.

Điều trị nguyên nhân

Sử dụng các dòng thuốc tây y hoặc đông – tây y kết hợp, Thuốc kháng sinh

 có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tiêu viêm, giảm ho cũng như ngứa họng để trị sưng họng, ngứa cổ họng cũng như các bệnh lý liên quan.


Cách chữa viêm họng bằng mật ong

Trong thành phần của mật ong các nhà khoa học tìm thấy hoạt chất oxy hóa, chống nấm giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể hiệu quả. Sách Đông y cũng ghi lại, mật ong là một loại dược liệu có tính bình, vị ngọt thanh và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh hô hấp. Bổ phế, kháng viêm, giải độc,... là một số công dụng nổi bật của mật ong được nhắc tới nhiều nhất.

Một số cách chữa viêm họng bằng mật ong mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Dùng độc vị: Dùng 2-3 thìa mật ong nguyên chất pha cùng với 300ml nước ấm và sử dụng trực tiếp từ 3-5 lần trong ngày sẽ giảm thiểu được các cơn ho, đau rát và tình trạng cổ họng sưng tấy.
  • Dùng kết hợp với chanh: Nước cốt chanh kết hợp mật ong nguyên chất và nước ấm giúp giảm sưng đau, kháng viêm rất tốt. Liều lượng sử dụng là 300ml nước ấm – 20ml mật ong và nửa quả chanh. Buổi sáng là thời gian tốt nhất để uống nước chanh mật ong.
  • Cách chữa bệnh viêm họng bằng mật ong cùng tỏi: Mật ong và tỏi đều có hoạt chất kháng viêm cao, nâng cao sức đề kháng tốt. Bạn chỉ cần cắt tỏi thành lát sau đó ngâm cùng với mật ong khoảng 5 ngày. Lấy tỏi đã ngâm mật ong ngậm 3-5 lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhuyễn tỏi rồi ngâm trực tiếp với mật ong bảo quản cẩn thận và sử dụng dần.
  • Kết hợp với gừng: Sau khi ép lấy nước cốt gừng, bạn trộn thêm 20-30ml mật ong nguyên chất. Ngậm hỗn hợp trên trong miệng và từ từ nuốt xuống để nó chảy qua thành họng. Mật ong gừng vừa làm giảm sưng, giảm đau rát cổ họng.


Cách chữa viêm họng bằng gừng

Là loại dược liệu quá quen thuộc với người bệnh bị ho hay các bệnh hô hấp khác, gừng cho hiệu quả tuyệt vời trong việc làm ấm cổ họng, diệt khuẩn và bổ phế. Người bệnh cũng nên sử dụng gừng để tăng sức đề kháng của sức khỏe bản thân, từ đó ngăn chặn bệnh tái phát sau điều trị. Sử dụng bài thuốc nam chữa viêm họng từ gừng như sau:

  • Uống trà gừng: Mang 1-2 củ gừng tươi rửa sạch. Sau đó, bạn đập hoặc thái thành từng lát mỏng. Cho vào cốc nước nóng hãm 10 phút. Tiếp tục thêm mật ong, nước cốt chanh, đường phèn vào và khuấy đều. Dùng hỗn hợp trên ngay khi nước còn ấm. Để đảm bảo hiệu quả bạn nên uống từ 2-3 lần trong ngày.
  • Kết hợp gừng và hành củ: Dùng khoảng 60g gừng kết hợp với hành khô thái nhỏ. Sau khi đun sôi cùng nước sạch bạn có thể đem đi xông hơi mũi và miệng trong khoảng 20 phút. Một ngày bạn nên thực hiện từ 2-3 lần để có hiệu quả tác động tốt nhất.
  • Kết hợp gừng và muối: Sau khi rửa sạch gừng, bạn đem giã nát với 1 thìa muối hạt. Ngậm hỗn hợp gừng muối đến khi miệng không còn vị thì nhả ra. Súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện bài thuốc này mỗi ngày để thấy được các triệu chứng giảm thiểu rõ rệt nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin Cổ họng bị sưng 1 bên là bị gì? Cách chữa trị mà chúng tôi gửi đến bạn. Mọi câu hỏi cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ qua Hotline hoặc điền thông tin vào KHUNG CHAT bên dưới để được tư vấn miễn phí cùng các bác sĩ chuyên khoa.
Chúc bạn sức khỏe! 

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<


 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

cohongsung cohongsung 

Cổ họng bị sưng 1 bên là bị gì? Cách chữa trị như thế nào? Cổ họng sưng 1 bên kèm theo các triệu chứng đỏ, nóng rát, khó nhai, nuốt, khó thở.
Hotline: 02862857515 

cohongsung

luuly123.456.789123456789@gmail.com

 

Gửi Tin Nhắn

 
 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm