Những điều cần phải biết khi in ấn mà bạn không nên bỏ qua

 
Những điều cần phải biết khi in ấn mà bạn không nên bỏ qua

Những điều cần phải biết khi in ấn mà bạn không nên bỏ qua

Giá Bán: 63,000đ

Thông Tin Sản Phẩm
Sau vài lần phụ trách in ấn cho sự kiện, bạn phải hứng chịu bao phiền toái từ lỗi sai “ngớ ngẩn” của designer, thậm chí là mất tiền “oan” cho những lỗi sai đó. Tuy nhiên, trước khi bực tức và phân định lỗi sai này là của ai, hãy nhìn vào một thực tế rằng cả bạn và designer đang “ngồi chung trên một con thuyền”. Vậy nên bạn hãy chú ý đế giúp designer hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, còn chuyện ”hên xui”… tính sau. Bạn sẽ tìm thấy khá nhiều những lời khuyên hữu ích khi làm việc với designer – người luôn sát cánh với bạn thông qua những lưu ý sau đây:
1. Hệ màu của các ấn phẩm là CMYK
Có 2 hệ màu thường được sử dụng: RGB và CMYK
Phần lớn các ứng dụng đồ họa như CorelDraw, Adobe PhotoShop, Adobe Illustrator v.v… đều dùng hệ màu CMYK trong thiết kế in ấn. Do đó hãy sử dụng hệ CMYK ngay từ đầu trong thiết kế để tránh vào phút cuối mà quên chuyển từ màu RGB sang CMYK. Trong một vài trường hợp, màu sẽ bị tái khi chuyển từ RGB sang CMYK. Lúc đó phải xử lý lại, khổ lắm
XEM THÊM: https://taynguyenad.vn/cong-ty-in-an-tai-bmt/
2. Độ phân giải
Trước hết, các bạn nên biết rằng hình ảnh do vô số các chấm vuông nhỏ (pixel) kết hợp lại. Số pixel trên diện tích 1 inch sẽ được gọi là dpi mà designer thường gọi là độ phân giải. VD: Độ phân giải 300 dpi nghĩa là trên 1 diện tích là 1 inch thì có 300 “thằng ô vuông” nhỏ nhỏ. Độ phân giải 72 dpi là có 72 “thằng ô vuông” trên 1 inch. Số điểm ảnh trên 1 inch càng nhiều thì ảnh càng mịn, ngược lại,càng ít thì càng bị “rổ”!
Chúng ta quan tâm đến độ phân giải vì nguồn hình ảnh trên Internet là một lợi thế khiến cho việc tìm hình ảnh trở nên đơn giản và nhanh hơn, nhưng đa phần độ phân giải của những hình ấy chỉ 72 dpi. Do độ phân giải không cao nên những hình đó chỉ thích hợp khi chúng ta muốn in hình ra với kích thước nhỏ (300×400 chẳng hạn)
VD: In trên khổ giấy A4, hình có kích thước nhỏ 300 x 400 thì vẫn đáp ứng được độ phân giải. Nhưng cũng với độ phân giải này, mang đi in offset khổ A3 hoặc A2 thì hình sẽ bị vỡ (không sắc nét).
Hình sử dụng trong thiết kế in ấn chuẩn phải là 300 dpi trở lên (chất lượng ảnh càng cao càng tốt.
Vì vậy, các bạn phải luôn cẩn thận “kiểm tra, nhắc nhở” các anh Designer về việc này, đừng du di việc bể hình là “chuyện nhỏ”. Thà lấy hình không đẹp bằng nhưng độ phân giải cao chứ đừng chọn hình đẹp nhưng in ra thì bị bể, rất không chuyên nghiệp.
XEM THÊM: https://taynguyenad.vn/in-an-la-gi-cac-loai-in-an-pho-bien-hien-nay-in-an/
3. Font chữ
Font là kiểu chữ, loại chữ sử dụng trong mẫu thiết kế. Font chữ chỉ bị lỗi khi chuyển từ máy A (có loại font đó) sang máy B (không có loại font đó). Vì vậy, hãy convert font trong file thiết kế, hoặc khi gửi file phải đính kèm bộ font sử dụng trong thiết kế đó cho đơn vị in ấn.
XEM THÊM: https://taynguyenad.vn/dich-vu-thiet-ke-in-an-bmt/
Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • Liên hệ quảng cáo
  • giò chả phú duy
  • 31 massage cao thắng
  • thiết kế website doanh nghiệp