Nồi hơi tầng sôi là gì
Nồi hơi tầng sôi là loại
lò hơi, nồi hơi công nghiệp được chế tạo kiểu buồng đốt tầng sôi để đốt cháy
nhiên liệu. Buồng đốt của nồi hơi tầng sôi tạo ra điều kiện hòa trộn
rất tốt trên toàn bộ diện tích của buồng đốt, vì vậy nhiên liệu sẽ được cháy kiệt
trong khi nhiệt độ buồng đốt không quá cao, làm giảm lượng phát thải các loại
khí có hại.
Phân loại nồi hơi tầng sôi
Nồi hơi tầng sôi được chia làm
03 loại
Lò
hơi, nồi hơi tầng sôi ở áp suất khí quyển hay còn gọi là nồi hơi, lò hơi tầng
sôi bọt: Là loại nồi hơi, lò hơi phổ biến nhất.
Lò
hơi, nồi hơi tầng sôi tuần hoàn có tốc độ sôi cao với vận tốc khói trong buồng
đốt lên tới 4-6m/s, các hạt rắn trong khói sẽ được giữ lại nhờ cyclone và tuần
hoàn trở lại buồng đốt, làm hiệu suất của lò hơi rất cao.
Lò
hơi, nồi hơi tầng sôi có áp, toàn bộ lò được đặt trong một khu vực áp suất cao
(khoảng 16kg/cm2). Khí nóng sinh ra sau khi qua các bộ trao đổi nhiệt được sử
dụng để chạy tua bin khí, hơi nước sinh ra từ các bộ trao đổi nhiệt được sử
dụng để chạy tua bin hơi. Lò hơi kiểu này có hiệu suất rất cao, tuy nhiên cấu
tạo hệ thống phức tạp.
Cấu tạo của nồi hơi tầng sôi:
Nồi hơi tầng sôi gồm 05 bộ phận chính
Hệ thống cấp liệu của nồi hơi tầng sôi:
Nhiên liệu cấp
cho nồi hơi tầng sôi đòi hỏi phải có kích thước đồng đều và độ lớn theo quy định nhằm
đạt được điều kiện cháy tối ưu. Đối với than giới hạn kích thước là 0-10mm.
Đối với nhiên liệu sinh khối nói chung, giới hạn kích thước từ 0-50mm.
Nhiên liệu đốt của lò hơi, nồi hơi tầng sôi có thể được vận chuyển bằng băng
tải, gàu tải, vít, … tới các si lô chứa để dự trữ hoặc cấp trực tiếp vào
lò hơi. Tùy theo loại nhiên liệu cấp hoặc mặt bằng nhà lò hơi mà hệ thống cấp
liệu sẽ được thiết kế tối ưu nhất. Hệ thống cấp liệu có thể có thêm các thiết
bị cảm biến đo khối lượng lắp trên các phễu chứa nhiên liệu hay lắp trên băng
tải nhiên liệu để đo lường lượng nhiên liệu cấp vào lò, phục vụ cho việc tính
tiêu hao nhiên liệu và hiệu suất của lò hơi.
Các loại nhiên
liệu của nồi hơi tầng sôi chế
tạo tại Nồi hơi Đông Anh thường sử dụng như: Than indo, mùn cưa, viên nén gỗ, củi đầu
mẩu…
Buồng đốt nồi hơi tầng sôi bọt (áp suất khí quyển):
Một tập hợp các hạt rắn sẽ trở
thành tầng sôi khi có một lượng khí áp suất cao được đưa vào từ mặt dưới của lớp
hạt rắn: Các vật thể có khối lượng riêng lớn hơn lớp hạt rắn sẽ chìm xuống còn
vật thể có khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ nổi. Độ sôi của lớp hạt rắn phụ
thuộc rất lớn vào kích thước hạt và vận tốc sôi, vận tốc sôi của các hạt rắn
tăng chậm hơn so với tốc độ của dòng khí đi trong đó. Sự chênh lệch tốc độ này
gọi là vận tốc trượt, vận tốc trượt càng lớn thì khả năng hòa trộn nhiên liệu
càng tốt và hiệu quả cháy càng cao.
Buồng đốt của nồi hơi tầng sôi bao gồm
một lớp nền sôi thấp và một khu vực trống bên trên, năng lượng giải phóng từ
quá trình đốt cháy nhiên liệu được phân chia giữa khu vực bên dưới và khu vực
bên trên của buồng đốt theo tỷ lệ 88:12 (năng lượng được tập trung chủ yếu ở lớp
sôi). Nhiệt độ lớp sôi nếu đốt than được duy trì trong khoảng 800 – 900 độ C, nếu
đốt bằng nhiêu liệu sinh khối thì nhiệt độ lớp sôi khoảng 750 độ C.
Buồng
đốt nồi hơi tầng sôi yêu cầu phải
có vật liệu chịu lửa bao quanh (gạch hoặc bê tông). Chiều cao vật liệu
nền thường từ 120 – 400mm.
Với chế độ cháy đặc biệt, lượng oxy cấp vào lò liên tục
và xuyên sâu vào lớp nhiên liệu, tạo điều kiện cho quá trình cháy được diễn ra
mãnh liệt, nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn, tăng hiệu suất của lò hơi.
Thiết kế kiểu lò buồng đốt cao, cùng với dàn ống bức xạ
nhiệt xung quanh buồng đốt hấp thụ nhiệt hiệu, lò hơi sinh nhiệt nhanh, tận
dụng được lượng nhiệt bức xạ hiệu quả, hiệu suất và tốc độ sinh hơi tốt, cùng
với kết cấu cụm trao đổi nhiệt đối lưu kiểu ống lửa, có thể tích chứa nước lớn,
đảm bảo cho việc cấp hơi ổn định.
Hệ thống gió và khói của nồi hơi tầng sôi:
Gió cấp một
của nồi hơi tầng sôi tạo lớp sôi được gia nhiệt khi đi qua bộ
sấy không khí và đi vào buồng phân phối gió dưới đáy lò. Mặt trên buồng phân
phối gió có rất nhiều béc phun nhằm phân đều lượng gió cấp ra khắp bề mặt buồng
đốt giúp buồng đốt sôi đều. Các béc phun cũng ngăn các hạt rắn trong lớp sôi
lọt vào buồng cấp gió.
Gió cấp hai
của nồi hơi tầng sôi sẽ được cấp vào bên trên vùng buồng đốt trống để cấp thêm oxy
nhằm đốt cháy các chất bốc bị đẩy lên cao. Tùy theo loại nhiên liệu mà gió cấp
hai của nồi hơi tầng sôi có
thể chiếm tỷ trọng cao hay thấp hoặc có thể bị loại bỏ.
Nhiệt lượng do
khói nóng đi từ buồng đốt dưới đến buồng đốt trên của nồi
hơi tầng sôi sẽ
bị hấp thụ bởi các tường nước xung quanh buồng đốt, sau khi qua khỏi khu vực
buồng đốt, nhiệt độ khói giảm xuống khoảng 600 độ C, khói tiếp tục đi qua vùng
đối lưu và truyền nhiệt lượng cho các ống nước trong khu vực này trước khi ra
khỏi lò. Sau đó khói nóng đi qua bộ hâm nước, bộ sấy không khí rồi đến hệ thống
xử lý khói. Sau khi đạt các tiêu chuẩn môi trường, khói được đẩy lên ống khói
và thải ra ngoài không khí.
Hệ thống thải
xỉ và xử lý khí thải của nồi hơi tầng sôi:
Nồi
hơi tầng sôi tạo
ra hai loại chất thải chính là khói và chất thải rắn. Chất thải rắn bao gồm xỉ
từ nhiên liệu và sản phẩm từ các chất hấp thụ. Khói thải đóng góp rất lớn vào ô
nhiểm không khí, vì vậy hệ thống xử lý khói luôn được thiết kế ưu tiên cao
nhất.
Xỉ kích thước lớn được lấy ra khi xả xỉ dưới buồng đốt
trong khi tro bay (xỉ kích thước rất nhỏ) thường bay theo khói và được lấy ra
tại phễu dưới bộ hâm nước – gió và các thiết bị lọc bụi. Tro bay có thể được
đưa tới phòng chứa bằng vít tải, băng tải hoặc hệ thống thổi tro.
Hệ thống xử lý khói có thể bao gồm các thiết bị lọc bụi
như Cyclone, Ventury, lọc bui túi, lọc bụi tĩnh điện, .. và thiết bị xư lý khí
độc như tháp xử lý SOx, ..
Với kiểu ghi đặc biệt cùng hệ thống cấp gió tiêu chuẩn,
toàn bộ lượng tro bụi sẽ được đưa ra phía sau lò hơi, giảm thiểu việc đánh lò,
hay thải tro xỉ ra phía trước lò.
Với đặc tính
nhiệt độ buồng đốt dưới 900 độ C, tạo được môi trường tốt nhất để không sinh ra
các khí thải có hại như SOx, NOx. nồi hơi tầng sôi không yêu cầu phải có các thiết bị xử lý đắt tiền nhưng
vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường khắt khe.
Bộ phận sinh
hơi của nồi hơi tầng sôi:
Nước cấp được bơm vào ba lông của nồi hơi tầng sôi sau khi đi qua bộ
hâm nước, Tại ba lông, nước tiếp tục theo các ống nước xuống đến các ống
góp phía dưới sau đó đi lên qua các ống vách ướt, đối lưu và được gia
nhiệt đến nhiệt độ bay hơi sau đó về lại ba lông. Ở ba lông hơi được tách ra và
cấp đến các thiết bị sử dụng hơi.
Hệ thống điều
khiển an toàn của nồi hơi tầng sôi:
Nồi
hơi tầng sôi được trang bị hệ thống vận hành hoàn
toàn tự động, có chế độ vận hành thủ công dự phòng. Chế độ vận hành tự động cài
đặt theo mức áp suất hơi, tín hiệu áp suất hơi sẽ tác động đến tốc độ quạt hút,
quạt đẩy, tốc độ cấp nhiên liệu vào lò.
Hệ thống cấp nước tự động, cảnh báo cạn nước bằng chuông
báo và đèn
Các thiế bị
như: quạt hút, quạt đẩy, vít cấp liệu, được điều khiển bằng biến tần, tiết kiệm
điện, bảo vệ động cơ, điều chỉnh và vận hành vô cấp, rất thuận tiện cho công
nhân khi vận hành lò hơi.
Ưu điểm của
nồi hơi tầng sôi:
Nồi hơi tầng sôi được thiết kế có thể đố đa dạng
nhiên liệu: Than cám, trấu rời, trấu viên, củi viên, củi băm, giấy, nguyên liệu
sinh khối (biomass), …
Các chi tiết
chuyển động trong nồi hơi tầng sôi ít hơn nhiều so với lò hơi ghi
xích.
Nồi hơi, lò hơi tầng sôi có thể đáp ứng được các tiêu
chuẩn khí thải nghiêm ngặt mà không cần dùng đến các thiết bị xử lý đắt tiền.
Nhược điểm của
nồi hơi tầng sôi:
Nồi
hơi tầng sôi yêu
cầu diện tích buồng đốt lớn.
Nồi hơi tầng sôi
bọt yêu cầu nhiều điểm cấp liệu do khả năng phân tán nhiên liệu trong buồng đốt
không tốt.
Mặc dù nồi hơi tầng sôi bọt có thể đốt được nhiều loại
nhiên liệu, tuy nhiên vẫn bắt buộc phải sửa lại thiết kế của lò nếu thay
đổi loại nhiên liệu đã thiết kế đốt bằng nhiên liệu khác đã đốt.
Phạm vi ứng dụng của nồi hơi tầng sôi:
Nhà
máy nhiệt điện
Chế
biến thực phẩm
Dệt,
nhuộm, may
Sản
xuất nhựa
Chế
biến cao su
Sản
xuất thức ăn chăn nuôi
Sản
xuất giấy, bao bì.
Nhà
máy đường.
https://noihoicongnghiep.one