Hậu Giang mang đặc sắc ẩm thực của miền Tây sông nước. Các món ăn
đa dạng, dân dã và vô cùng dễ ăn. Phù hợp với phần đông khẩu vị của du khách.
Đến đây, đừng quên thưởng thức 10 món ăn làm nên sự đa dạng của ẩm thực Hậu
Giang nhé!
Bún gỏi dà Hậu Giang
Đặc sản đầu tiên phải kế tới là
“bún gỏi dà”. Bún gỏi dà với thành phần nguyên liệu tương tự món Gỏi cuốn. Bao
gồm bún, thịt, tôm, rau, hẹ,… Thế nhưng thay vì cuốn với bánh tráng như truyền
thống, người Hậu Giang lại ăn loại bánh này ở dạng nước. Từ “dà” xuất phát từ
từ “và” có nghĩa là lùa cơm. “Và” theo cách phát âm địa phương, đọc thành “dà”.
Từ đó có món bún gỏi dà gắn liền với ẩm thực Hậu Giang.
Nước lèo ngọt và đậm vị được ninh
từ xương heo và nêm nếm rất vừa miệng. Điểm đặc biệt của món ăn này là sau khi
đặt các nguyên liệu bún, thịt, tôm… vào tô rồi đổ thêm nước lèo. Đầu bếp sẽ cho
thêm một chút tương hột, mắm me, rắc chút đậu phộng giã nhuyễn và tỏi phi. Vị
ngọt thanh từ xương, mằn mặn chua chua của mắm me cùng vị chát ngọt của rau
sống khiến thực khách khó lòng cưỡng lại.
Chả cá thác lác không khó để tìm
thấy ở những vùng miền khác. Tuy nhiên món ăn này lại trở thành đặc sản Hậu
Giang bởi nguyên liệu đặc biệt. Cá thác lác là cá nước ngọt, sống nhiều ở các
sông, kênh, rạch,… Trong khi đó nguồn nước ở Hậu Giang lại chứa nhiều khoáng
chất nên thịt cá rất tươi, ngọt và dai hơn những nơi khác. Du khách đến đây có
thể thưởng thức chả cá thác lác Hậu Giang hấp, chiên,… Miếng chả là sự hoà
quyện của mùi cá tươi, mùi thì là thơm nồng, mùi cay của hạt tiêu. Chấm chả với
chén tương ớt vào một buổi chiều đói thì quả là tuyệt vời.
Chả cá Hậu Giang làm từ loại thác
lác cườm nên thịt dai và trắng óng ánh. Trong quá trình chế biến, đầu bếp
thường chọn loại cá tươi. Đem đi đánh vảy, nạo lấy phần thịt, loại bỏ xương.
Sau đó thêm rau thì là cắt nhỏ, tiêu vỡ hạt, gia vị sao cho vừa miệng. Xay hoặc
giã nhuyễn và thêm đá lạnh vào cối xay để chả dai hơn.
Cá lóc đồng nướng trui Hậu Giang là
món ăn mà người dân miền Tây “thiết đãi” khách đến chơi nhà. Loài cá này có thể
bắt ở bờ sông, bờ ruộng. Không cần chế biến cầu kỳ nhưng cá lóc đồng vẫn rất
thơm khi được nướng bằng rơm. Ngoài ra, cách canh lửa đúng cũng rất quan trọng.
Lửa quá bén sẽ làm cháy cá, lửa yếu thì cá ươn, không chín. Chấm với mắm nêm
pha nhạt với tỏi, ớt và chanh. Cuốn chút bún, rau, khế với bánh tráng quả là
tuyệt vời.
Sỏi mầm là đặc sản khét tiếng ở Hậu
Giang. Thay vì nướng trên vỉ bếp, thịt được xắt lát mỏng. Mỗi miếng thịt là một
lần áp lên đá đã được nung nóng cho đến khi thịt chín vàng đều. Ăn chung thịt
ăn với rau sống, chấm nước mắm chua ngọt. Điều thú vị của món ăn này là du
khách sẽ nghe được những âm thanh xèo xèo mỗi khi áp thịt lên đá. Không khói
than, không lửa bếp mà thịt nướng vẫn thơm ngon bắt mắt. Quả thật là một trải
nghiệm thú vị mà bạn nên thử khi ghé đến Hậu Giang.
Ốc len xào dừa là món ăn không
thể thiếu khi nhắc tới ẩm thực Hậu Giang. Một món ăn bình dân nhưng níu chân
biết bao du khách. Ốc len xào dừa mang vị béo ngậy, ngọt bùi. Ăn kèm rau răm
chát chát tạo nên hương vị không thể hoàn hảo hơn. Phần nước sốt chấm chung với
bánh mì hoặc ăn kèm với bún rất ngon và lạ miệng. Món ốc len xào dừa Hậu Giang
này được bán ở hầu hết các quán ăn và nhà hàng gần biển. Giá cả hợp lý mà chất
lượng lại tuyệt vời nên rất hấp dẫn du khách.
Lẩu cá ngát là một trong những món
ăn Hậu Giang thu hút nhiều du khách thưởng thức nhất. Lẩu cá ngát ngon
đúng điệu phải có vị chua từ me, ngọt nhè nhẹ của thơm và cà chua. Ăn lẩu chung
với rau nhút, bắp chuối, đậu bắp, giá, rau muống,… Nước lèo nóng hổi chua chua,
cá beo béo. Tất cả tạo nên hương vị lạ và ngon khiến ai cũng muốn quay trở lại.
Khác với bánh xèo tôm nhảy Bình
Định, bánh xèo Hậu Giang bên cạnh nhân tôm, thịt còn có bông điên điển. Bông
điên điển mọc nhiều vô số kể ở vùng Tây Nam Bộ, nhất là mùa nước lũ. Vì vậy đây
là nguyên liệu đặc trưng của đặc sản bánh xèo Hậu Giang. Bột bánh xèo phải được
xay từ gạo ngâm qua đêm với bột nghệ. Nếu dùng bột pha sẵn bánh sẽ không giòn
ngon. Phần nhân đầy đủ phải bao gồm: củ sắn, bông điên điển, đậu xanh, tép,
thịt được xào lên với gia vị vừa phải.
Muốn ăn bánh xèo bông điên điển
ngon phải thưởng thức lúc bánh nóng, còn giòn. Cuộn với mớ rau rừng (lá xoài,
lá cóc,…) và chấm nước mắm pha ngọt. Bánh giòn rộp tan trong miệng, thấm đều vị
ngọt của nhân bông điên điển. Vị chan chát của lá xoài, vị cay tê của nước
chấm. Hoà cùng mùi nghệ bay phảng phất mà chẳng ai có thể quên khi từng được
thưởng thức.
Lẩu mẻ Hậu Giang được ăn cùng với
thịt gà, bò, cá,… Quan trọng nhất là phải có cá chẽm. Cá chẽm được lóc lấy phần
thịt. Nước lẩu được nấu từ nước dừa xiêm nên có vị ngọt thanh tự nhiên, thêm mẻ
và các gia vị vừa miệng. Ăn đến đâu nhúng cá vào đến đó, kèm với bắp chuối bào
sợi, bạc hà, rau muống,… Vị ngọt thanh của dừa, vị chua tê tái của mẻ cùng vị
tươi ngọt của cá chẽm đọng lại. Ăn một lần mà nhớ mãi chẳng quên.
Nhắc đến Hậu Giang, không thể bỏ
qua Khóm Cầu Đúc. Loại khóm này được trồng nhiều tại xã Hỏa Tiến và Tân Tiến.
Khóm ở những nơi khác còn được gọi là trái dứa, trái thơm. Khóm Cầu Đúc trái
nào trái nấy to tròn đều vành, ít lõi và hầu như không có sơ. Vị thơm ngọt mát
khác biệt với những loại khóm thường. Bạn có thể dùng khóm để nấu ăn, ép nước
uống. Người miền Tây còn chế biến khóm thành nhiều món ngon và đặc sản làm quà
khác như mức khóm, kẹo khóm, rượu khóm,…
Gà hầm sả Hậu Giang được chọn từ gà
trống đá, thịt dai và chắc. Khi hầm lên thịt sẽ vừa mềm tới, không bị nhũn như
gà mái. Gà hầm sả có mùi thơm ngào ngạt, thịt vừa săn được nêm nếm nước lẩu cho
vừa ăn. Món ăn còn có cả củ cải trắng và đậu phộng luộc chín. Gà hầm sả ăn
chung với nấm rơm, mướp, cải ngọt,… Ăn chung với bún hoặc mì tôm thì cạn nồi.
Dân nhậu miệt vườn lai rai vài ly rượu bên nồi lẩu sôi bùng bùng vừa bình dị,
vừa vui.