, có những vấn đề mà bạn cần phải lưu ý, đảm bảo cho môi trường sống của cá koi luôn trong điều kiện tốt nhất. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, cũng như giải pháp cho nồng độ NH3 trong hồ cá cá tăng cao
Mua bộ kiểm tra nồng độ amoniac
Bạn có thể mua được bộ dụng cụ này ở hầu hết các cửa hàng thú cưng. Bộ dụng cụ này sẽ giúp kiểm tra toàn bộ nồng độ amoniac trong hồ cá. Thiết kế hồ cá koi
Đo độ pH trong nước
Độ pH của bể có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ amoniac trong nước. Bằng cách đo độ pH thường xuyên, bạn có thể đảm bảo nồng độ amoniac không ở mức độc hại.
Chú ý: Cần kiểm tra nước đúng thời điểm. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra nước là ngay trước lúc cho cá ăn khi lượng thức ăn mới chưa kịp phân rã. Nồng độ amoniac sẽ đạt mức cao nhất sau khi bạn cho cá ăn khoảng 90 phút
3. Tác hại khi nồng độ NH3 tăng cao trong bể cá
NH3 cao làm giảm chức năng miễn dịch và sức đề kháng, ngăn cản quá trình trao đổi chất, oxy, ức chế thần kinh, nên cá dễ nhiễm các bệnh khác như: cong người ở cá koi, nổi u…
NH3 rất độc hại vì khi hiện hữu ở hàm lượng cao, sẽ làm bỏng đi các mô tế bào mang của cá, làm phỏng da và đường ruột của cá. Trong các trường hợp hàm lượng ammonia thường trực hiện hữu trong nước, không được thanh tẩy kịp thời, thì cá sẽ chậm lớn, cá sẽ mất màu, và hệ thống miễn nhiễm suy yếu đi và dễ nhiễm trùng. Nếu tình trạng không được cải thiện trong một thời gian ngắn, cá sẽ chết do ngộ độc NH3 cấp tính. Thiết kế hồ cá koi
4. Phải làm gì để hạ nồng độ NH3 trong hồ cá koi?
Loại bỏ những thư dưa thừa trong hồ cá
Các chất hữu cơ bị thối rữa là một nhân tố quan trọng khiến cho nồng độ amoniac trong bể tăng cao. Bạn có thể dùng một chiếc vợt cá để vớt tất cả những gì dư thừa trong bể ra ngoài (về cơ bản là tất cả mọi thứ trừ cá và thực vật sống mà bạn muốn giữ lại) để làm giảm và ngăn nồng độ amoniac trong bể tăng lên.
Thức ăn thừa góp phần không nhỏ vào việc làm tăng nồng độ amoniac trong bể.
Chất thải của cá khi phân hủy cũng làm tăng nồng độ amoniac.
Thực vật chết hoặc cá chết trong bể sẽ phóng thích ra một lượng amoniac khá lớn.
Bạn cần lưu ý làm sạch bộ lọc nước để tránh việc các vật chất hữu cơ tích tụ bị đẩy ngược trở lại. Tuy nhiên, bạn không nên thay miếng đệm lọc để tránh làm mất cân bằng vi khuẩn trong nước.
Thay nước hồ cá
Thay một phần nước trong bể là cách tuyệt vời và hữu hiệu để giảm nồng độ amoniac, đồng thời giữ cho bể luôn sạch. Bạn nên thay một phần nước trong bể khoảng một tuần một lần hoặc thường xuyên hơn phụ thuộc vào tình trạng bể nuôi. Để kiểm tra, bạn có thể dùng một chiếc vợt cá khoắng đều lớp nền trong bể, nếu có nhiều chất bẩn nổi lên thì bạn cần thay nước thường xuyên hơn.
Hãy để nước sạch ở ngoài một đêm để giảm bớt nồng độ clo trong nước, hoặc bạn có thể xử lý nước bằng các chất khử clo. Thiết kế hồ cá koi
Rửa tay sạch sẽ để loại bỏ toàn bộ dư lượng xà phòng, kem dưỡng da và các chất có thể gây ô nhiễm khác, sau đó lau khô tay bằng khăn giấy sạch.
Ngắt tất cả các thiết bị điện gần bể cá để ngăn ngừa nguy cơ bị điện giật. Bạn chỉ nên cắm điện sau khi đã thay nước xong và đảm bảo là mọi thứ đã khô ráo.
Để đảm bảo chất lượng bể cá, bạn nên thay khoảng 30% lượng nước trong bể. Ví dụ, với một bể có dung tích 38 L thì bạn cần thay 11,5 L nước.
Bạn không nhất thiết phải di chuyển cá sang bể khác khi thay một phần nước mà chỉ cần cẩn thận để không khiến cá giật mình khi đưa tay vào bể.
Cạo sạch các đám tảo mọc trên thành bể. Bạn có thể mua dụng cụ cạo tảo chuyên nghiệp hoặc đơn giản là dùng một tấm thẻ ngân hàng cũ để làm việc này.
Dùng vòi hút để đưa khoảng 30% lượng nước trong bể vào xô hoặc một bể khác gần đó, sau đó bạn hãy từ từ đổ nước sạch đã khử clo vào bể.
Giảm số lượng thức ăn cho cá ăn
Nếu cá không ăn hết thức ăn, lượng thức ăn còn lại trong bể có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ amoniac. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách hạn chế lượng thức ăn thừa của cá.
Lưu ý rằng việc thay đổi thói quen cho cá ăn sẽ không làm giảm nồng độ amoniac cao trong nước; tuy nhiên, điều này sẽ giúp ngăn nồng độ amoniac tăng lên sau khi bạn đã thay nước trong bể.
Đưa lợi khuẩn vào trong nước
Lợi khuẩn thường tập trung ở đáy bể nuôi và giúp chuyển hóa amoniac thành các thành phần nitơ tương đối vô hại. Nếu bể nuôi còn mới hoặc lượng lợi khuẩn trong bể đã bị giảm đáng kể thì sẽ xảy ra hiện tượng mà các chuyên gia về cá gọi là “hội chứng bể cá mới”.
Một số người nuôi cá đưa lợi khuẩn vào trong bể bằng cách thả một hoặc hai con cá không quá đắt vào bể để tận dụng nguồn lợi khuẩn từ chất thải của chúng. Nếu muốn áp dụng cách này, bạn có thể thả cá vàng vào bể nước lạnh, cá họ barb (cá chép) vào bể nước ấm, hoặc cá thia biển vào bể nước mặn.
Bạn cũng có thể đưa lợi khuẩn vào trong bể bằng cách rải một ít sỏi từ bể cá cũ xuống đáy bể cá mới.
Giảm độ pH trong bể
Dùng hóa chất điều chỉnh độ pH (mua ở cửa hàng thú cưng) có lẽ là cách đơn giản nhất để làm giảm độ pH trong bể.
Sử dụng rêu bùn: Rêu bùn bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán thiết bị nhà vườn, bạn có thể rửa sơ qua để làm sạch và bay bớt màu của rêu bùn sau đó bỏ chúng vào một cái túi vải và bỏ trong hộp lọc, phương pháp này khá an toàn bởi rêu bùn giúp giảm pH rất chậm rãi tránh tình trạng cho những chú cá của chúng ta bị sốc nước.
Sử dụng lá bàng: Trong lá bàng có một hàm lượng axit tự nhiên nhẹ do đó khi bạn sử dụng lá bàng để vào trong bể cá của mình sẽ giúp nồng độ pH giảm xuống 1-2 độ. Lưu ý rằng hãy sử dụng lá bàng khô và rửa sạch trước khi cho vào hồ để tránh gây bệnh cho cá.