Thiết kế tiểu cảnh gầm câu thang như thế nào chuẩn đẹp phong thủy. Theo phong thủy nhà ở, gầm cầu thang là góc chết trong nhà mang sát khí tương đối mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thành viên trong gia đình. Vì vậy, cần hết sức lưu ý khi bài trí tiểu cảnh ở khu vực này.
Những nguyên tắc bài trí tiểu cảnh gầm cầu thang hợp phong thủy
Không bài trí bể cá hoặc hòn non bộ suối chảy róc rách
Theo phong thủy ngũ hành, gầm cầu thang thuộc hành Hỏa, trong khi đó hòn non bộ có suối nhỏ chảy róc rách hay bể cá lại thuộc hành Thủy. Bể cá, hòn non bộ có suối hành thủy mang tính động cần thoáng đãng và thường xuyên có sự chuyển động. Vì vậy, việc bài trí bể cá hay hồ nước nhỏ không phù hợp với góc gầm cầu thang mang tính tĩnh. Việc làm bể cá ở gầm cầu thang sẽ khiến nơi "góc chết" ấy càng thêm ẩm thấp, khó dọn rửa, sát khí tăng cao. Thiết kế tiểu cảnh
Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp có thể bài trí bể cá nơi gầm cầu thang như loại cầu thang xương cá, cầu thang ngay cạnh giếng trời, hay cầu thang ngoài trời. Những cầu thang này giúp lấy sáng tự nhiên tối đa cho ngôi nhà nên gầm cầu thang cũng sáng sủa có dương khí chiếu vào. Điều này giúp gầm cầu thang xua đi cái ẩm thấp, tăm tối mới có thể bài trí tiểu cảnh ướt.
Nên sử dụng tiểu cảnh khô
Phần lớn gầm cầu thang của nhà tầng bài trí tiểu cảnh khô sẽ đúng nguyên tắc phong thủy.
Phong thủy tiểu cảnh trong nhà có 2 dạng: khô và ướt. Trồng cây, rải sỏi thuộc nhóm tiểu cảnh khô, ngược lại, hồ cá, hòn non bộ với thác nước róc rách… là những tiểu cảnh ướt. Hiện nay, tiểu cảnh không chỉ có cây, nước mà nó còn có các vật dụng khác như đèn điện để giảm đi tính âm của tiểu cảnh. Thiết kế tiểu cảnh
Gầm cầu thang mang hành Hỏa nên trồng cây xanh hành Mộc tương sinh là hoàn toàn phù hợp. Trồng cây rải sỏi là thuộc tiểu cảnh khô (hồ cá, hòn non bộ, thác nước róc rách là tiểu cảnh ướt) nên có thể tạo khoảng xanh nho nhỏ cho không gian nhà mình với cây xanh và đá sỏi. Sự đan xen giữa những cây xanh mướt mắt và con đường nhỏ rải sỏi trắng tạo tiểu cảnh vô cùng đẹp mắt. Ngoài ra, cũng có thể điểm xuyết thêm những chú hươu, vịt bằng gỗ để tiểu cảnh thêm sống động mà không phá vỡ nguyên tắc phong thủy.
Một lưu ý không thể bỏ qua là khi tạo tiểu cảnh cầu thang, nên trang trí đồng bộ bức tường ở gầm cầu thang. Trên bức tường này có thể dùng đá hoặc gốm điêu khắc trang trí thành bức tranh sinh động. Sự kết hợp giữa bức tường này với cây xanh, con đường sỏi phía dưới sẽ tạo nên tổng thể tiểu cảnh xanh hài hòa, đẹp mắt. Thiết kế tiểu cảnh
Để tiểu cảnh mang lại vận may cho gia đình, nên thường xuyên lau dọn để sỏi, lá cây hay bức tường đá luôn sạch sẽ. Hàng ngày dành thời gian cắt tỉa, chăm chút cho cây để cây phát triển tốt tạo khoảng xanh trong lành, dễ chịu cho không gian sống.
Chọn loại cây xanh phù hợp
Dưới gầm cầu thang thấp, môi trường ẩm ướt nên chọn những loại cây ưa bóng râm nhưng vẫn mang lại may mắn cho gia chủ theo phong thủy như: Cây vạn niên thanh, cây hồng môn, cây Bao Thanh Thiên, cây kim ngân, cây bạch mã. Ngoài những loại cây trên, có thể trồng thêm những loại cây dễ sống, thích hợp với môi trường ẩm thấp như cây lan Nhật Bản, cây dương xỉ… Thiết kế tiểu cảnh
Ngoài ra, để tạo ánh sáng cho cây hấp thụ, bạn nên lắp kính trên mái để lấy ánh sáng tự nhiên. Trong trường hợp căn nhà không thể lấy ánh sáng tự nhiên, bạn nên dùng đèn day-light.
Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.