Tranh đắp phù điêu, Phù điêu không còn xa lạ đối với công chúng, đây là hình thức sáng tạo nghệ thuật bằng cách đắp nổi hoặc khoét lõm với chiều dài, rộng là thực còn phần nổi mang tính ước lệ về khối. Phù điêu không chỉ có trong kiến trúc, mà còn được sáng tác như một tác phẩm độc lập để trưng bày.
Mảng nghệ thuật "dễ chiều"
Trong hội họa, dòng tranh phù điêu ít phổ biến và thường được gọi là tranh 3D. Tuy nhiên, nếu gọi cho đúng nghĩa, thì không nên gọi là phù điêu (Relief), mà gọi là tranh chạm phù điêu (Haut-relief). Khái niệm về dòng tranh này cũng phức tạp như các công đoạn chế tác nó. Khó khăn nhất là công đoạn tạo mẫu vì đó là tinh thần của sản phẩm. Phù điêu thường được tạo mẫu tỉ mỉ trên nền là đất sét, sau đó định hình sản phẩm bằng các vật liệu khác. Người tạo mẫu thường là những nghệ sĩ điêu khắc có tư duy thẩm mỹ tốt nên những sản phẩm họ tạo ra rất tinh xảo và đẹp mắt.Tranh đắp phù điêu
Phù điêu bằng xi măng
Hiện nay, nhiều họa sĩ đã phát triển dòng tranh này thành một thứ sản phẩm văn hóa nghệ thuật đầy tiềm năng. Dòng tranh này không lo "đầu ra", phù điêu hay điêu khắc ứng dụng là sự lựa chọn lý tưởng để trang trí không gian sống hiện đại. Nói cách khác, các tác phẩm phù điêu và điêu khắc ứng dụng ngày nay được tạo hình nên từ rất nhiều chất liệu như: composite, xi măng, thạch cao, hay kim loại như: đồng, bạc, vàng… Hầu hết đều là những vật liệu rất bền, chẳng hạn phù điêu composite, đây là vật liệu thường được ứng dụng trong công nghiệp, chống thấm, chống nóng, chống ăn mòn tốt. Độ bền cho tác phẩm phù điêu bằng composite có thể tính bằng thế kỷ. Tranh đắp phù điêu
Phần lớn những loại hình trang trí nghệ thuật như tranh sơn dầu, tranh thêu, tranh gốm… khi cũ bẩn rất khó làm vệ sinh, thường là sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của sản phẩm. Nhưng riêng với phù điêu, người chơi tranh chỉ cần dùng khăn ướt lau qua là tác phẩm lại mới nguyên như lúc đầu. Thậm chí, họ có thể dùng bơm nước áp lực để vệ sinh cũng không ảnh hưởng đến độ bền của phù điêu. Bên cạnh đó, giá thành của mỗi sản phẩm phù điêu cũng không quá cao so với những loại hình nghệ thuật khác. Phù điêu composite tạo mẫu mới dao động từ 3 đến 4 triệu đồng/m2; có mẫu sẵn từ 1,5 đến 2 triệu đồng/m2. Có nhiều chất liệu đắt hơn nhưng cũng hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của người chơi tranh. Tranh đắp phù điêu
"Phù thủy" của phù điêu
Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, họa sĩ Đỗ Năm đã sáng tác những tác phẩm khá độc đáo về “Trường ca hai cuộc kháng chiến”. Ông có nhiều tranh và phù điêu mang giá trị nghệ thuật cao, một số bức đã đoạt giải. Độc đáo hơn cả là bức phù điêu “Trường ca hai cuộc kháng chiến” gần 5 năm mới hoàn thành. Tác phẩm này mang tính hoành tráng với cảm hứng vừa hiện thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng mới lạ cho người xem, được tác giả khắc trên một gốc gỗ mít cao 1,7m, đường kính 0,4m, chia thành 15 tầng theo đường xoáy trôn ốc từ chân lên đỉnh một cách liên hoàn, thể hiện nhiều giai đoạn của lịch sử dân tộc trước và sau Cách mạng Tháng Tám 1945 với gần 1.000 nhân vật, phương tiện, vũ khí chiến đấu của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tranh đắp phù điêu