tranh dap phu dieu - Dịp này đi ngoài đường thỉnh thoảng thấy tiệm tranh bán tranh đề tài này, đây là một đề tài mang nhiều hàm nghĩa nên hôm nay mình xin giới thiệu vài ý nghĩa mà bản thân cảm nhận được khi ngắm nhìn bức phù điều này. Theo chỗ mình được biết thì bức phù điêu này ở Văn Miếu Quốc tử giám. Quy trình thi công tranh phù điêu xi măng tối ưu chi phí Tuy nhiên mình không xác minh được thông tin ấy. Nếu có bạn nào từng ghé Quốc tử giám mà còn nhớ từng thấy bức phù điêu này thì xin comment cho mình yên tâm. Trong bài viết này, mình tạm cho thông tin trên là đúng. Bởi cá nhân mình cảm nhận nơi đặt bức phù điêu này không đâu hợp hơn Văn Miếu Quốc tử giám. hay văn phòng làm việc, phòng học tập…
Ngày nay, mọi người mua tranh này chắc dành tặng các sĩ tử sắp thi vượt cấp. Nhưng thật ra hàm nghĩa của tác phẩm cổ xưa này không chỉ dừng lại ở nội dung bề mặt ấy. Để mở ra bí mật của tác phẩm, mình xin phân tích những biểu tượng truyền thống được sử dụng. Tất nhiên, khi viết ra thế này, mình vô cùng đau lòng bởi không còn lần ra cái gốc nguyên sơ thật sự của những biểu tượng này. Việt Nam chúng ta đã trải qua quá nhiều, quá nhiều thăng trầm chìm nổi để giờ đây những thế hệ trẻ như mình muốn tìm về cội nguồn cũng chỉ biết lặng người cảm thán!
Tại sao mình lại gọi những hình ảnh được sử dụng trong tác phẩm này là biểu tượng?
Vì những hình ảnh này có hàm nghĩa tự thân nó, được hiểu độc lập, tranh dap phu dieu và mang giá trị phổ quát. Phần lớn người thời đó đều hiểu rồng, cá chép, nước… là có ý nghĩa gì. Và những hình ảnh ấy vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay dù con người đã quên bớt đi ý nghĩa của chúng. “Một biểu tượng là cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình. Mục đích của một biểu tượng là để truyền thông điệp ý nghĩa.. Những thông điệp ý nghĩa trải qua hàng nghìn năm góp nhặt, thật khó lòng giãi bày trong vài lời. Thế nên con người mới cần hội họa, điêu khắc, có thể “kể” rất nhiều chỉ trong 1 thoáng nhìn.
hay còn gọi là cổng Trời. Tương truyền khi những con cá chép có thể nhảy qua Vũ môn sẽ hóa thành Rồng. Nhưng Vũ Môn rất là cao, cao đến mức Cá Chép không thể nhảy qua! Đó chỉ là 1 biểu tượng cho 1 ngưỡng phân cách giữa cõi nhân gian và Thiên thượng. Qua ngưỡng này, một người ở cõi nhân gian có thể trở thành thần tiên, hay là người đã Đắc Đạo.
Cá Chép:
nhân vật chính của bức phù điêu là Cá Chép. Ngày nay chúng ta vẫn mơ hồ cảm thấy cá chép mang hàm nghĩa may mắn. Thậm chí có người còn xem cá chép là biểu tượng tài lộc, hoặc công danh. Mình không phủ nhận cách hiểu bề mặt ấy là sai. Nhưng theo mình hiểu bối cảnh và sự tồn tại của biểu tượng này, thì Cá Chép chính là đại diện cho hình ảnh con người đang tu dưỡng, đề cao bản thân. Vì sao trong tất cả loài cá, chỉ có cá chép bơi ngược dòng để vượt vũ môn? Đấy chính là tâm thái muốn phản bổn quy chân, đề cao phẩm hạnh của con người. Bậc Nho gia ngày xưa rất xem trọng đức hạnh, xem đó là gốc rễ của tài năng, “tu thân- tề gia- trị quốc”. Phép tu dưỡng đức hạnh thấm đẫm trong từng hoạt động ý niệm của người xưa. Người xưa rất ngợi ca người có Đức hạnh cao, cho họ là người sẽ có tất cả: công danh và phú quý, vinh hiển tổ tông. Có đức là có tất cả mà. Chính vì vậy biểu tượng Cá Chép xuất hiện vô cùng nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật truyền thống. Ngày nay, thậm chí ta còn thấy hình ảnh này trên bao lì xì. Ấy cũng có thể bắt nguồn từ mong muốn của người xưa hi vọng các cháu nhỏ luôn xem trọng chuyện đề cao bản thân thông qua Đức hạnh, để có 1 ngày vượt được vũ môn.
Nước:
biểu tượng thân quen trong nghệ thuật nói chung, nhưng riêng với nghệ thuật phương Đông, Nước dường như nói về nhân dân, về con người bình thường trong xã hội như câu thành ngữ “Nước có thể nâng thuyền cũng có thể lật thuyền”. Trong bối cảnh tác phẩm, Nước như một chuẩn mực bình thường của xã hội. Mà Cá Chép chính là con người phải bơi ngược những xu hướng xã hội ấy để vượt lên. Bậc chính nhân quân tử chính là người có phẩm hạnh kiệt xuất, vượt trên những thứ tầm thường như thế. Tuy nước là môi trường cho Cá Chép sống, nhưng Cá Chép vẫn không bị mê muội cuốn theo dòng nước, Cá Chép vẫn hiểu nhiệm vụ của mình chính là phải bơi ngược lại cái dòng chảy ấy để trở về cổng Vũ Môn. Ở đây còn 1 chi tiết là Rồng tuôn dòng nước xuống cho Cá Chép bơi lên. Nước ấy khác với nước trong dòng sông mà Cá Chép đang sinh sống. Mình sẽ trở lại phân tích sau khi giới thiệu về ý nghĩa của Rồng.
Những gì Thiên thượng muốn thực hiện có thể thông qua sự xuất hiện của Rồng để chỉ bảo điềm gì đó cho con người. Trong bối cảnh tác phẩm, Rồng chính là biểu tượng cho ý muốn của Thiên thượng, ý muốn của giai tầng cao hơn. Khi Rồng nhìn thấy Cá Chép trải bao gian khó , bơi ngược dòng nước mà nhảy lên, Rồng cảm động phun 1 luồng nước lớn xuống cho Cá Chép có đà nhảy lên. Đấy chính là sự trân quý của Thiên thượng dành cho người có Đức, và không ngừng bồi dưỡng đức hạnh. Giai tầng cao hơn ấy đã thể hiện sự từ bi vô lượng. Nhưng ngày nay, trong nhiều tác phẩm, tác giả đã vô ý bỏ quên dòng nước này. Nhưng sự vô ý này cũng có cái logic của nó. Con người ngày nay đầy tâm đố kỵ, hẳn không muốn trợ giúp người dưới lên vị trí cao ngang mình. Mà trời thấy con người càng ích kỷ như thế, toàn muốn vươn lên để tranh tranh đấu đấu thì càng không thể cấp cho dòng nước ấy để giúp Cá Chép nhảy lên Vũ môn. Do đó mình thấy tranh ngày nay không sai, tranh dap phu dieu chính là diễn đạt đúng xã hội ngày nay. Chỉ là….thấy những con Cá Chép vô vọng nhảy lên cổng Vũ môn mà nhói lòng.
Trong xã hội thời nào cũng có những kẻ như thế. Nhưng …Quy trình thi công tranh phù điêu xi măng tối ưu chi phí dù người nhìn sai, chữ Thiên thượng nhìn không sai bao giờ. Không thể lẫn lẫn lộn lộn mà đánh đồng với Cá Chép được đâu. Bèo thì mãi chỉ là bèo. Chẳng qua nó có kĩ năng để “nổi” trong xã hội mà thôi.