ISO 22000 là Tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng và được chứng nhận ISO 22000 đối với doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm đảm bảo đơn vị đó có hệ thống quản lý tốt về an toàn thực phẩm và có khả năng cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho thị trường và người tiêu dùng. Hiện tại phiên bản ISO 22000:2018 là phiên bản ISO mới nhất.
Đơn cử áp dụng
tiêu chuẩn ISO 22000 là Công ty Nguyên Khang được thành lập từ năm 2007 với hoạt động chính là cung ứng suất ăn công nghiệp. Hiện công ty đã có hệ thống nhà xưởng đạt tiêu chuẩn HACCP, quy trình sản xuất chuyên nghiệp, khép kín, thức ăn được tải trên băng chuyền và luôn chú trọng việc đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mới đây, công ty đã tiếp tục đạt được chứng nhận ISO 22000:2018 tại phạm vi kinh doanh dịch vụ ăn uống (chế biến suất ăn sẵn). Thời gian có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày chứng nhận 23/10/2019. Để đạt được
chứng nhận ISO 22000, Công ty Nguyên Khang đã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn, đặc biệt là khoản 8 của tiêu chuẩn. Đây là các yêu cầu kỹ thuật về an toàn thực phẩm, làm cho tiêu chuẩn này trở nên đặc biệt đối với các tổ chức trong ngành thực phẩm.
Những yêu cầu này là: Lập kế hoạch và kiểm soát vận hành: cách tổ chức lập kế hoạch vận hành (xử lý) và đồng thời kiểm soát an toàn thực phẩm; Các chương trình tiên quyết (PRP): xác định các điều kiện và hoạt động cơ bản cần thiết để duy trì môi trường vệ sinh trong chuỗi thức ăn; Hệ thống truy xuất nguồn gốc: một hệ thống để theo dõi nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp và xác định được giai đoạn đầu tiên cũng như cuối cùng của lộ trình phân phối sản phẩm; Chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các tình huống khẩn cấp: xác định tất cả các tình huống khẩn cấp và sắp xếp để giải quyết chúng; Kiểm soát mối nguy: bao gồm việc tiến hành phân tích mối nguy, định nghĩa và xác nhận các biện pháp kiểm soát, chuẩn bị các kế hoạch HACCP (các điểm kiểm soát tới hạn) và/hoặc OPRP (chương trình hoạt động tiên quyết); Cập nhật thông tin để xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy; Kiểm soát giám sát và đo lường: cách tổ chức kiểm soát các hệ thống giám sát và đo lường của mình; Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy: các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy được xác minh và phân tích; Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình: cách tổ chức kiểm soát sản phẩm và quy trình tuân thủ, bao gồm các tiêu chí thu hồi hoặc rút tiền.
Công ty TNHH SX TM DV Nguyên Khang đã đạt chuẩn ISO 22000:2018, nhằm đảm bảo quản lý nội bộ về hoạt động kiểm soát mối nguy đối với sản phẩm, giúp đảm bảo và duy trì sự tin tưởng của khách hàng.
Hay tại Công ty CP Vifon chi nhánh Hải Dương đã triển khai và áp dụng thành công Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Theo lãnh đạo Công ty Vifon, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 22000 giúp nâng cao nhận thức và ý thức về kiểm soát chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mỗi cá nhân trong công ty thông qua các chương trình đào tạo và triển khai thực hiện hệ thống Quản lý chất lượng phù hợp ISO 22000.
Cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh do kiểm soát tốt các nguồn lực một cách có hệ thống từ lập kế hoạch đến kiểm soát nguyên liệu đầu vào, kiểm soát sản xuất, kiểm soát thành phẩm đầu ra, các quá trình đánh giá và cải tiến liên tục, góp phần giảm giá thành sản xuất của sản phẩm, mức giảm so với trước đó khoảng 6%. Ổn định chất lượng sản phẩm, giảm chi phí từ việc thu hồi hoặc hủy bỏ, giảm lượng hàng không phù hợp nhờ việc nhận dạng kiểm soát tốt các mối nguy.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ hàng không phù hợp giảm 30% so với trước đây, không phát sinh các sự cố lớn về chất lượng. “Đặc biệt, áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 22000 đã giúp cho doanh nghiệp tin cậy hơn trong các công bố chất lượng, giảm chi phí kiểm tra giám sát theo công bố từ ít nhất 2 lần/ năm xuống 1 lần/năm.