HỎI - ĐÁP TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ - TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2021

HỎI - ĐÁP TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ - TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2021

Giá Bán: 1,000đ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM


HỎI - ĐÁP TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN VÀ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 
TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ - TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2021

   1) Công việc chính sau khi tốt nghiệp ngành An toàn thông tin (ATTT)?

·Quản trị và bảo vệ sự an toàn cho các hệ thống mạng máy tính, truyền thông, viễn thông, các hệ thống cơ sở dữ liệu và hạ tầng mạng; đảm bảo giám sát an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền không gian số Quốc gia.

·Đảm bảo an toàn cho dữ liệu và các ứng dụng phần mềm khi lưu trữ, truyền tải và sử dụng: bảo vệ tính bí mật, đảm bảo tính xác thực (nguyên vẹn và nguồn gốc) và khả năng sẵn sàng cho sử dụng của dữ liệu;

·Đảm bảo các vấn đề về an ninh thông tin của Chính phủ, các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp và các cá nhân; bảo vệ phòng chống trong tác chiến mạng;

·Kiểm định, đánh giá và tư vấn về an toàn của các hệ thống thông tin, điều tra sau sự cố thông tin.

2) Hiểu biết về ngành ATTT có thể làm việc ở những cơ quan, lĩnh vực nào?

Làm việc cho các lĩnh vực ứng dụng Công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng - Chính phủ, các cơ quan thuộc khối An ninh - Quốc phòng, các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng điện, dầu khí, thương mại, hàng không, giao dịch điện tử, …








      Các vị trí công tác điển hình:

·Giám đốc an toàn thông tin;

·Chuyên gia quản trị và bảo mật máy chủ và mạng;

·Chuyên gia bảo mật cơ sở dữ liệu;

·Chuyên gia phân tích, tư vấn, thiết kế đảm bảo antoàn cho hệ thống thông tin;

·Chuyên gia kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho máy tính và hệ thống mạng;

·Chuyên gia rà soát lỗ hổng bảo mật, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin;

·Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảmbảo an toàn thông tin;

·Chuyên gia giám sát an ninh mạng, kiểm định đánh giá an toàn mạng;

·Chuyên gia an ninh thông tin và tác chiến mạng;

·Chuyên gia tư vấn an toàn thông tin;

·Chuyên gia quản trị mạng, chuyên gia lập trình, chuyên gia điều tra tội phạm mạng…


    3) Công việc chính sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ phần mềm?

      Làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn:

·Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game;

·Bộ phận vận hành và phát triển Công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường đại học, ngân hàng, doanh nghiệp có ứng dụng Công nghệ thông tin.

·Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (cơ quan hành chính sự nghiệp, công ty, ngân hàng, viễn thông, hàng không, trường đại học…);

·Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động;

·Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước.

          Các vị trí công tác điển hình:

·Lập trình viên trong các công ty phần mềm;

·Chuyên gia phân tích, thiết kế hệ thống;

·Chuyên gia tư vấn, nghiên cứu và phát triển về Công nghệ thông tin;

·Chuyên gia đảm bảo chất lượng phần mềm,

·Chuyên gia phân tích dữ liệu;

·Chuyên viên xây dựng, phát triển công cụ, phần mềm phân tích dữ liệu;

·Chuyên viên quản trị mạng; quản trị hệ thống Công nghệ thông tin;

·Trưởng nhóm phát triển phần mềm; Quản lý dự án phần mềm; Quản lý hệ thống thông tin doanh nghiệp;

·Giảng viên các trường đại học. Nghiên cứu viên về Công nghệ thông tin trong các viện nghiên cứu;

·Phát triển lên các bậc học cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ trong và ngoài nước.

4) Cơ sở đào tạo ngành An toàn thông tin uy tín tại Việt Nam?


·Phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã thuộc Học viện Kỹ thuật mật mã. Mùa tuyển sinh đại học năm 2021, Phân hiệu tuyển sinh đào tạo ngành An toàn thông tin và ngành Công nghệ thông tin (chuyên ngành Công nghệ phần mềm);

·Học viện Kỹ thuật mật mã là cơ sở đào tạo ngành An toàn thông tin đầu tiên được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo từ bậc đại học đến sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ);

·Năm 2021, Học viện tuyển sinh đào tạo đến khóa 18 ngành ATTT, 12 khóa đại học đã tốt nghiệp với trên 90% sinh viên ra trường có việc làm ngay và được các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng đánh giá cao như: Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), tập đoàn Sumsung, tập đoàn viễn thông Quân đội, Tập đoàn FPT, Công ty BKIS, Công ty Misoft, TMA Solutions, các cơ quan - doanh nghiệp thuộc các khối ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm như: tài chính, ngân hàng, giao dịch thương mại điện tử, công nghiệp nội dung số, truyền thông đa phương tiện, hàng không…

·Học viện Kỹ thuật mật mã được Chính phủ giao nhiệm vụ là một trong 8 cơ sở đào tạo trọng điểm chuyên gia ATTT trong đề án đào tạo phát triển nhân lực An toàn thông tin của Chính phủ.


5) Tôi muốn học 1 trong 2 ngành đào tạo tại Học viện Kỹ thuật mật mã tại TP. Hồ Chí Minh thì đăng ký xét tuyển như thế nào?



Có 2 nguyện vọng đăng ký cần ghi đúng mã trường, mã ngành xét tuyển, tổ hợp môn xét tuyển:

- MÃ TRƯỜNG: KMA

(Phân hiệu có cùng mã trường với cơ sở Hà Nội của Học viện)

- MÃ NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN: Mã ngành xét tuyển: 7480202KMP

(Lưu ý: mã ngành trên khác mã ngành với cơ sở Hà Nội của Học viện).

-MÃ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM): Mã ngành xét tuyển: 7480201KMP

(Lưu ý: mã ngành trên khác mã ngành với cơ sở Hà Nội của Học viện).

Xét tuyển theo kết quả thi THPT QG năm 2021 do Bộ GD&ĐT tổ chức:

- ĐĂNG KÝ TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN: A00 hoặc A01 hoặc D90

Tổ hợp A00: Toán, Vật lí, Hóa học;

Tổ hợp A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh;

Tổ hợp D90: Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên.

- ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: theo phương thức đăng ký xét tuyển trên cổng thông tin tuyển sinh mà Bộ GD&ĐT hỗ trợ chung cho các thí sinh dự tuyển năm 2021.

- THỜI GIAN ĐĂNG KÝ: theo kế hoạch đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, do Bộ GD&ĐT triển khai hỗ trợ cho các thí sinh dự tuyển năm 2021.

- XÉT TUYỂN THẲNG:thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thì chọn học sinh giỏi quốc gia (Điều kiện: môn được giải là Toán, Vật lí, Tin học), được công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông.


6) Cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, giảng viên của Phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã?

Phòng học chất lượng, các phòng Lab hiện đại với đầy đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho nhiệm vụ đào tạo. Chương trình đào tạo xây dựng tiên tiến, tạo ưu thế lớn về việc làm cho sinh viên ngay khi tốt nghiệp;

Giảng viên là những Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực Công nghệ thông tin và An toàn thông tin. Đội ngũ giảng viên tâm huyết, luôn xây dựng và phát huy truyền thống 45 năm Học viện Kỹ thuật mật mã nghiên cứu và đào tạo về lĩnh vực bảo mật thông tin, 17 năm đào tạo về lĩnh vực An toàn thông tin.

7) Mức học phí tại Phân hiệu Học viện Kỹ thuật mật mã bao nhiêu?

Hiện tại mức học phí: 335.000 đ/tin chỉ (sinh viên đóng học phí trước khi bước vào mỗi học kỳ);

Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có): theo quy định của Chính phủ cho các trường Công lập.


LIÊN HỆ
Địa chỉ: 17A Cộng Hòa, Phường 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 
Website: http://hcmact.edu.vn - Hotline: 0903458774


Xem thêm: https://www.dangtintop.net/2021/03/tuyen-sinh-ngang-toan-thong-tin-va.html
 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm