SEO onpage là gì? Hướng dẫn tối ưu seo onpage

SEO onpage là gì? Hướng dẫn tối ưu seo onpage

Giá Bán: 99,999đ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM

Một thuật ngữ trong SEO cơ bản đầu tiên muốn nói đến là SEO Onpage. Có một điều quan trọng mà bạn cần phải quan tâm trước khi muốn đi vào thực hành SEO, đó là bạn phải hiểu cốt lõi của vấn đề cơ bản trước khi đi vào tìm hiểu chuyên môn sâu về SEO. Cũng như thứ tự cái nào cần quan tâm trước và sau, chúng tôi sẽ cố gắng trong mỗi bài viết chia sẻ một cách đơn giãn và dễ hiểu nhất về hướng dẫn SEO mong sẽ giúp các bạn một phần nào hiểu hết các thủ thuật trong SEO.

SEO Onpage là gì - Hướng dẫn tối ưu SEO Onpage

 

Hiểu 1 cách đơn giản, SEO Onpage là công việc tối ưu hóa Website và các trang con nằm trong Website sao cho Website đó thân thiện với SE ( công cụ tìm kiếm ) Cụ thể bạn nên tác động đến các vấn đề sau của Onpage:


Định dạng văn bản (Các thẻ H1, H2, H3,…) :

Trong một bài viết thì bạn nên có 1 thẻ H1 và các thẻ H2 – H6. Đôi khi kết quả tìm kiếm trả về là H1 hoạc H2 trong nội dung.

dòng 1 bài viết hay trong 1 website nên có thấp nhất 3 thẻ heading (H1, H2, H3) và với thuật toán được google cho ra đời vào cuối năm ngoài thì heading là thành phần khá quan trọng cho một website. Với các từ khóa bạn cần seo nên để là H2 thay vì là H1 như trước.

 


Tối ưu hóa hình ảnh (Kích thước, tên hình ảnh, ALT…) :

Vì sao phải tối ưu hóa SEO hình ảnh?

- Hình ảnh là một phần của nội dung, giúp cho nội dung sinh động hơn. Tối ưu hóa hình ảnh góp phần làm tăng xếp hạng của web page.

- Nếu người dùng sử dụng chế độ tìm kiếm hình ảnh, thì việc tối ưu hóa sẽ giúp hình ảnh của ta có xếp hạng cao hơn.

Cách tối ưu hóa SEO hình ảnh: Ta cần tối ưu hóa 2 thuộc tính của hình ảnh.

- Thẻ Alt (Alternative text). Đây là thẻ mô tả thay thế. Thẻ Alt cho phép ta mô tả nội dung hình ảnh giúp robot có thể hiểu được. Vì bản chất robot không thể hiểu nội dung hình ảnh nói gì nếu không có thẻ Alt để mô tả.

- Tên file của hình ảnh phải chứa từ khóa sẽ giúp tăng thứ hạng của từ khóa đó. Ví dụ, "tui-xach-thoi-trang.jpg"

Bọ của google không thể hiểu được hình ảnh chính vì thế chúng sẽ không hiểu được nội dung những bức ảnh trên website của bạn. Thẻ ALT sinh ra giúp cho bot google hiểu được nôi dung của ảnh.

 Lỗi HTTP này được chuyển đến trình duyệt thông qua máy chủ Web khi một yêu cầu trang Web không thực hiện được. Lỗi 404 xuất hiện bởi một trang không tồn tại hoặc hạn chế quyền truy cập. Lỗi 404 này có thể được Webmaster cấu hình lại sao cho thân thiện với người dùng hơn.

Để tránh trường hợp người dùng tìm kiếm rơi vào trang báo lỗi 404, chỉ với một thông báo lỗi một cách khó chịu, các Webmaster nên tạo một trang báo lỗi 404 cá nhân hóa.

 


Tối ưu tiêu đề (title) và các thẻ meta :

Tiêu đề, từ khóa, là những yếu tố đầu tiên mà bạn có thể sử dụng để thu hút khách thăm cũng như giúp ích nhiều cho các máy tìm kiếm khi quét qua trang web của bạn. 


Về website ta chia thành 2 phần.

(1) Phận nội dung web, là phần người dùng có thể thấy được.

(2) Phần HTML, là phần lập trình, đây là phần chìm, nhờ phần này mà nội dung được hiển thị trên web page, chỉ có người lập trình có thể thấy được phần này.


Tiêu đề (title) thuộc về phần HTML nên không hiển thị trên nội dung web page. Tuy nhiển, chúng được đọc bởi Google và được hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Tiêu đề là yếu tố quan trọng thứ 2 của On Page SEO, chỉ đứng sau nội dung.


Tầm quan trọng của tiêu đề trong SEO.

Google dựa vào thông tin tại tiêu đề của web page để lập chỉ mục. Vì vậy, tiêu đề có ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng của web page trên kết quả tìm kiếm.


Trên kết quả tìm kiếm thì tiêu đề xuất hiện đầu tiên, tô đậm, phông chữ to, có thể nói là nổi bật nhất trong các thông tin của web page.


Ở vị trí đầu tiên, tiêu đề đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách về website. Nếu tiêu đề hấp dẫn sẽ thu hút được nhiều người nhấp chuột vào và website sẽ có được nhiều khách hàng và ngược lại. Người tìm kiếm thường lướt nhanh trang kết quả tìm kiếm bằng cách xem nhanh các tiêu đề. Khi có một tiêu đề hấp dẫn họ dừng lại để đọc thông tin, rồi từ đó có quyết định nhấp chuột vào website hay không. Nếu tiêu đề không hấp dẫn họ bỏ qua và website không thu hút được khách hàng. Vì vậy, có thể nói tiêu đề có ảnh hưởng lớn trên lượng traffic của website.

Tiêu đề xuất hiện tại 3 vị trí, trên kết quả tìm kiếm, trình duyệt web và trên các trang mạng xã hội. Cả 3 vị trí này tiêu đề đều được đặt ở vị trí nổi bật, được tô đậm. Vì vậy, chúng có ảnh hướng lớn tới hiệu quả SEO.


Cách viết tiêu đề (title) hiệu quả cho SEO.

- Đồ dài của tiêu đề chỉ nên trong khoảng 50-60 ký tự. Vì Google chỉ hiển thị nội dung của tiêu đề trong khoảng 60 ký tự. Nếu tiêu đề không được cô đọng trong 60 ký tự, phần dư thừa sẽ bị cắt đi và không được hiển thị. Tuy nhiên ta cũng không nên áp dụng gợi ý này một cách cứng nhắc, ta nên ưu tiên một tiêu đề thu hút, thay vì cứng nhắc áp dụng yêu cầu độ dài tối đa.

- Đặt từ khóa phía trước của tiêu để để được Googel xếp hạng cao. Hơn nữa người dùng thường có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn vào tiêu đề có chứa từ khóa. Vì vậy, hãy đặt từ khóa càng gần phía trước của tiêu đề càng tốt.

- Viết nội dung tiêu đề thu hút. Nội dung tiêu đề quyết định rất lớn đến tỷ lệ nhấp chuột vào webiste. Vì vậy, hãy đầu tư công sức để viết tiêu đề thật thu hút. Một cách hay là ta viết ra nhiều tiêu đề khác nhau rồi chọn ra tiêu đề thu hút nhất. Nên nhớ cho dù nội dung có hấp dẫn tới đâu, nhưng tiêu đề không thu hút thì cũng không ai nhấp chuột về website.

- Viết hoa chữ cái đầu tiên trên tiêu đề. Tương tự quảng cáo Adword ta nên viết hoa chữ cái đầu tiên trên tiêu đề. Điều này giúp dòng tiêu đề nổi bật trên kết quả tìm kiếm.

- Tránh trụng lắp tiêu đề. Khi các web page có tiêu đề giống nhau, sức mạnh SEO của chúng bị chia sẻ. Điều này dẫn đến tất cả web page đều yếu và bị xếp hạng thấp. Vì vậy, ta cần đảm bảo mỗi web page có tiêu đề khác nhau.

- Sử dụng bảng hỗ trợ khai báo các hạng mục On Page SEO, bao gồm từ khóa, tiêu đề, meta description, URL, hình ảnh. Đồng thời ta ghí chú điều tiện cho mỗi yếu tố ta cần tuân thủ. Chẳng hạn, tiêu đề tang không nên vượt quá 60 ký tự. Đi từ trên xuống dưới ta liệt kê các web page của website. Cách làm này giúp ta không bỏ sót, hay không trùng lắp nội dung.

 


Mô tả web page (meta description).

Meta description của web page là phần mô tả tóm tắt nội dung của web page.  Ví dụ, ta gõ từ khóa "túi xách thời trang" trên trang tìm kiếm, nó sẽ xuất hiện nhiều kết quả. Ta thấy một đoạn mô tả ngay bên dưới tiêu đề, đó chính là meta decription.


Cũng giống như tiêu đề, meta description thuộc phần HTML, nên chúng không hiển thị trực tiếp trên web page. Tuy nhiên chúng được hiển thị trên kết quả tìm kiếm.


Meta desciption có vai trò như một lời quảng cáo cho web page. Vì vậy, nội dung của meta description càng hấp dẫn thì thu hút càng nhiều người nhấp chuột về website.

  

Nội dung của meta description không được Google xem xét để xếp hạng web page. Tuy nhiên, người tìm kiếm thị lại dựa vào meta description để quyết định có nhấp chuột vào hay không.


Khi một người tìm kiếm, trước tiên họ sẽ đọc tiêu đề, nếu tiêu đề thu hút họ tiếp tục đọc meta description. Nếu meta description thu hút thì họ mới nhấp chuột tới website. Vì vậy, meta description rất quan trọng để thu khác hàng đến website.


Để SEO hiệu quả, web page đứng thứ hạng cao là chưa đủ, mà người tìm kiếm nhấp chuột vào để đi đến website. Nếu không thứ hạng cao cũng chẳng có ý nghĩa gì.


Meta description xuất hiện ở 2 vị trí. Thứ nhất là trên trên trang kết quả tìm kiếm, thứ 2 là trên các trang chia sẻ mạng xã hội. Ta thấy 2 vị trí trên đều rất nổi bật. Nếu meta description hấp dẫn sẽ kéo khách đến website.


Cách viết meta description web page hiệu quả. Meta description giống như quảng cáo Google Adwords, nên cách viết meta description hiệu quả cũng giống cách viết quảng cáo Adwords hiệu quả.


(1) Ta cần phải đảm bảo độ dài của meta description chỉ từ 150-160 ký tự. Vì Google hiển thị nội dung meta description trong khoảng 160 ký tự. Vì vậy, nên viết meta description cô động trong số ký tự này.


(2) Ta nên tập trung nêu bật lợi ích thay vì mô tả tính năng. Người tìm kiếm có xu hướng được thu hút hơn bởi lợi ích thay vì mô tả tính năng, khi được thuyết phục bởi lợi ích thì họ mới tìm hiểu tính năng. Khi đó họ nhấp chuột vào kết quả tìm kiếm để tìm hiểu.Nhờ vậy, mà nhiều người nhấp chuột về website hơn.


(3) Có lời đề nghị hấp dẫn như khuyến mại và giảm giá. Ví dụ, giảm 40% lễ valentine. Đời đề nghị sử dụng số giúp cụ thể hơn nên thu hút hơn. Nếu có thể được nên đưa con số vào meta description.


(4) Viết hoa trên chữ cái đầu tiên trên meta description. Cũng tương tự như khi viết quảng cáo Adwrods, ta viết hoa chữ cái đầu tiên trên meta description. Điều này giúp nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm.


(5) Sử dụng bảng hỗ trợ khai báo các hạng mục On Page SEO. Công cụ này giúp ta viết đúng meta description mà không thiếu sót.


Các yếu tố quan trọng tiếp theo:

Tốc độ tải trang nhanh

Xác định quyền tác giả cho tất cả các trang

Nội dung luôn mới và chất lượng (yếu tố này luôn được xếp độ ưu tiên cao)

Liên kết bên ngoài (External links) không có liên kết bị hỏng hoặc liên kết đến những trang xấu.

Cấu trúc URL thích hợp

 

Urls- địa chỉ của một trang web cụ thể, nó có giá trị lớn trong việc xếp thứ hạng website của công cụ tìm kiếm. Các URL sẽ luôn xuất hiện tại nhiều vị trí quan trọng.

Bên trái, các đoạn văn bản màu xanh lá cây cho thấy url SEOmoz ‘s Web Awards 2.0. Khi công cụ tìm kiếm hiển thị URL trong kết quả tìm kiếm, các tính chất của URL có thể sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ click chuột và hiện thị khi tìm kiếm. URL cũng được sử dụng trong các văn bản xếp hạng, và những trang có tên nằm trong các thuật ngữ tìm kiếm truy vấn có nhiều lợi thế do việc việc sử các từ khoá thích hợp.

URL xuất hiện trong thanh địa chỉ trình duyệt web, các tính chất của URL thường ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc đánh giá chất lượng của một trang website, và nếu cấu trúc và thiết kế URL không tốt có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực của người dùng lẫn các công cụ tìm kiếm như goole hay các trang tìm kiếm khác.

URL cũng được sử dụng như “anchor text” dẫn đến các trang chứa bài viết của website.


Giúp người xem chuyển hướng thân thiện bằng việc tích hợp các yếu tố Breadcrums và Sitemap vào Website.

Tối ưu hóa liên kết nội bộ (internal links)

Các liên kết nội bộ là một hình thức đặt các liên kết giữa những trang trong cùng một website với nhau và thường là được chèn đan xen với nhau. Nếu như ngày trước chúng ta tập trung vào việc xây dựng các backlink bên ngoài thì bây giờ Google đánh giá rất cao với những website áp dụng kỹ thuật SEO backlink nội bộ tốt. Backlink nội bộ có rất nhiều lợi ích mà trong đó phải kể đến việc nó giúp website có chỉ số PR đồng đều (nghĩa là không phải chỉ trang chủ có PR) hay tăng cường Page Authority, tăng tốc thời gian index. Như chúng tôi ở đây khi xây dụng website này chúng tôi không chú tâm đến backlink bên ngoài mà chỉ chú trong đến internal link sao cho tốt nhất.

Chi tiết các công cụ Tối Ưu SEO Onpage:

 

Tối ưu Yoast SEO

Cài đặt Yoast SEO.

Từ khóa. Từ khóa nhập vào phần Focus keyword Yoast SEO. Mỗi từ khóa chỉ nhập vào một bài viết để tránh cannibalization keyword.

URL. Ngắn gọn, chứa từ khóa không dấu.

Tiêu đề. Tiêu đề chứa từ khóa, và hấp dẫn người dùng. Tham khảo cách viết tiêu đề quảng cáo tại đây.

Meta description. Liệt kê các từ khóa tương ứng báo trong Ahrefs.

Các thẻ H2, H3… Tiêu đề các thẻ H2, H3.., là tên các ý nhỏ, lấy từ bảng kế hoạch nội dung.

Độ dài bài viết. Độ dài bài viết rất khác nhau, chỉ 400 từ hay 4.000 từ đều có thể hợp lý. Dài hay ngắn đều được, miễn sao bài viết trả lời được câu hỏi của người dùng. Theo gợi ý của Yoast SEO, bài viết không nên quá ngắn hơn 300 từ.

Hình ảnh. Đổi tên file hình ảnh thành không dấu, và chứa từ khóa. Chèn từ khóa liên quan (lấy từ Ahrefs) vào thẻ mô tả hình ảnh (alternative text). Ưu tiên ảnh chụp thật và chất lượng cao của doanh nghiệp / cửa hàng, chèn logo thương hiệu và số điện thoại. Luôn chèn chú thích cho hình ảnh.

Nếu lấy hình ảnh trên mạng, nên search bằng từ khóa tiếng Anh, và dùng ảnh gắn nhãn Label for reuse with modification để không bị phạt bản quyền.

 

Mật độ từ khóa

Theo gợi ý của Yoast SEO, mật độ từ khóa chính xác không nên quá 2.5%. Tuy nhiên, không có một con số chính xác tuyệt đối. Nên so sánh mật độ từ khóa chính xác với Top 10 đối thủ cùng ngành để có số liệu chính xác hơn (dùng TF – IDF trong Website Auditor để đo).

Dùng các từ khóa liên quan và đồng nghĩa (báo trong Ahrefs), thay thế một phần cho các từ khóa chính xác, để giảm mật độ từ khóa chính xuống và giúp văn phong bài viết được tự nhiên.

 

Schema

Cài đặt plugin KK Star Ratings, và đánh giá 4 – 5 sao cho các bài viết.

 

Category

Tên Category, tương ứng với sản phẩm / dịch vụ chủ lực của công ty.

Đưa category lên thanh menu header / sitebar / footer.

Viết bài mô tả đầy đủ cho category (800 – 1.000 chữ) như một bài viết bình thường.

 

Tag

Tên thẻ Tag, đặt theo tính chất của sản phẩm / dịch vụ, và có chức năng điều hướng người dùng. Dùng thẻ Tag có thể được dùng để SEO từ khóa không dấu, từ khóa địa phương.

Viết mô tả ngắn cho thẻ Tag, để tránh nội dung mỏng, tối thiểu khoảng 300 từ.

Tên thẻ Tag, không được trùng với tên Category.

Nếu số lượng thẻ Tag quá nhiều, nên noindex, nếu không đủ nguồn lực chăm sóc.

 (Nguồn copy)

Thanh Hoá web cung cấp dịch vụ thiết kế web và SEO tổng thể uy tín nhất, hãy liên hệ với chúng tôi.

Địa chỉ: 80 Ngô Thuyền, Phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa

VPGD: SN 36, Hàn Mặc Tử, Phường Trường Thi, TP. Thanh Hóa

Số điện thoại: 0913062101


 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm