1. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và lâu nhất có thể. Nuối con bằng sữa mẹ có lợi cho cả mẹ và bé, là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé, dinh dưỡng cân bằng và dễ hấp thu. Sữa mẹ có nhiều kháng thể, giúp bé giảm các nhiễm trùng tai, hô hấp, cảm lạnh, sữa mẹ cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như chàm hoặc hen suyễn...Sau sáu tháng, lượng kháng thể trong sữa giảm nhiều, đó cũng là lý do trẻ 6- 3 tuổi hay mắc bệnh nhiễm trùng khi cơ thể có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh.
2. Ngủ đủ giấc Hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng bời giấc ngủ và nghỉ ngơi, thiếu ngủ gây bất lợi cho chức năng miễn dịch hoặc các yếu tố đáp ứng với nhiễm trùng của cơ thể. Mặt khác , khi thiếu ngủ sẽ làm giảm hiệu quả tiêm chủng bởi việc gảm sản xuất kháng thể và các đáp ứng miễn dịch. Thêm nữa ngủ sớm cũng giúp hoocmon tăng trưởng cũng được sản xuất tốt hơn.
3. Vệ sinh môi trường xung quanh. Môi trường sống với nhiều các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm ... là những thử thách cho hệ miễn dịch trưởng thành hơn, dù vậy cái gì quá cũng không tốt, việc đảm bảo môi trường sạch sẽ có lợi cho sức khỏe của bé hơn là bẩn. Một số tác nhân môi trường làm gia tăng các bệnh lý dị ứng như chàm, hen suyễn cần được làm sạch như mạt bụi nhà, lông chân rán, lông chuột, nấm men, lông chó mèo....Các vi trùng gây bệnh thường có trên bề mặt đồ xung quanh bé, việc thường xuyên làm sạch chăn chiếu hay khử trùng nền nhà, đồ chơi bé, tay nắm cửa...hoặc chính điện thoại là rất quan trọng để diệt sạch các tác nhân gây bệnh tiêu hóa hô hấp... như virus cúm, RSV, vi trùng gây tiêu chảy... Bên cạnh đó luôn giữ phòng ngủ, nhà cửa thông thoáng và nhiều ánh sáng, tia cực tím sẽ giúp làm sạch vi trùng. Luôn giữ đôi tay của người chăm sóc trẻ và bàn tay trẻ được sạch sẽ, luôn đảm bảo bạn và trẻ có thể rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn khi cần thiết. Luôn che miệng bằng khủy tay hoặc đeo khẩu trang để tránh phát tán vi trùng ra môi trường khi ho và hắt hơi....
4. Bổ sung vitamin D cho trẻ: Vitamin D được chứng minh có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời nhờ việc tăng cường miễn dịch bẩm sinh và kích thích miễn dịch thu được. Cung cấp vitamin D đầy đủ giúp làm giảm nguy cơ hen suyễn và dị ứng, các vấn đề về hô hấp và các bệnh viêm mạn tính, vitamin D đặc biệt cần thiết vào mùa đông giúp trẻ phòng ngừa các bệnh cúm và cảm lạnh . Do đó , hãy bổ sung Vitamin D cho trẻ theo chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
5. Bổ sung lợi khuẩn. Vi khuẩn có lợi gần đây được chú ý giúp nâng cao sức khỏe, thường được bổ sung trong thực phẩm. Các lợi khuẩn cải thiện sức khỏe đường ruột; tăng cường hệ thống miễn dịch, đối kháng các vi sinh vật gây bệnh, tổng hợp và tăng cường khả dụng sinh học của các chất dinh dưỡng; giảm triệu chứng không dung nạp đường sữa và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Tuy nhiên cần có tham vấn của bác sĩ, không phải chủng nào cũng có lợi.
6. Sử dụng kháng sinh hợp lý. Kháng sinh chỉ diệt được vi khuẩn, không chữa được bệnh do virus. Phần đa nhiễm trùng của trẻ em là do virus, thói quen không đi khám và tự ý mua thuốc có kháng sinh là một trong những nguyên nhân làm tỉ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam thuộc top đầu thế giới, điều đó gây khó khăn rất lớn khi điều trị nhiễm khuẩn thực sự , dẫn tới kéo dài thời gian bệnh hoặc phải phối hợp nhiều kháng sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe trẻ. Dùng kháng sinh sớm ở trẻ nhỏ cũng làm gia tăng các bệnh lý dị ứng như chàm hoặc hen suyễn, rối loạn tiêu hóa hay mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng gián tiếp hảnh hưởng đến hệ miễn dịch trẻ. Do vậy, tuyệt đối chỉ được dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
7. Tiêm chủng đầy đủ. Tiêm chủng là câu chuyện thành công nhất của y học hiện đại, giúp ngăn ngừa 2- 3 triệu ca tử vong do nhiễm trùng mỗi năm. Tiêm chủng giúp ngăn ngừa tử vong ở mọi lứa tuổi khỏi các bệnh như bạch hầu, ho gà, cúm và sởi... Phần đa các bệnh nhiễm trùng của trẻ là bệnh lý hô hấp , tiêu hóa điều này có thể ngăn ngừa được bằng các vắc –xin như tả, rota virus, cúm, phế cầu hay Hib (5in1, 6 in1).....Ít bệnh khác hơn cũng sẽ khỏe hơn mà chiến đấu với corona!
8. Chế độ ăn hợp lý, đa dạng. Dinh dưỡng khoa học, đầy đủ rất quan trọng giúp em bé tăng trưởng một cách tốt nhất, rất nhiều các vi chất tham gia vào hệ thống miễn dịch. Suy dinh dưỡng hay béo phì đều làm giảm chức năng miễn, đó cũng là lý do các trẻ béo phì hay suy dinh dưỡng có nguy cơ có bị bệnh lý cao hơn, nhất là nhiễm trùng. Ăn uống đa dạng, nhiều hoa quả giúp cung cấp nhiều vitamin cho bé như ăn tỏi, cam, chanh, ... hay các khoáng chất như kẽm, magie, sắt ....tham gia hình thành các yếu tố miễn dịch.
9. Tránh hút thuốc thụ động. Nếu bạn hoặc trong gia đình của bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 độc tố, hầu hết trong số đó có thể gây kích ứng hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể. Trẻ em dễ bị ảnh hưởng hơn so với người lớn về tác hại của khói thuốc lá vì chúng thở với tốc độ nhanh hơn; hệ thống giải độc tự nhiên của trẻ cũng kém phát triển. Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ đột tử của trẻ nhỏ, viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn ở trẻ. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến trí thông minh và sự phát triển thần kinh. Nếu bạn không thể bỏ hút thuốc, bạn có thể giảm đáng kể rủi ro sức khỏe của con bạn bằng cách chỉ hút thuốc bên ngoài ngôi nhà và xúc họng thật sạch.
OVIX LÀ GÌ? Ovix là dung dịch vệ sinh tai mũi họng, dùng trong trường hợp VIÊM XOANG -VIÊM TAI GIỮA- VIÊM MŨI DỊ ỨNG – viêm mũi mủ (VA), viêm họng, ho đờm. Không kháng sinh, thích hợp với cả trẻ nhỏ trên 3 tháng.
Ovix là dung dịch vệ sinh tai mũi họng, dùng trong trường hợp VIÊM XOANG -VIÊM TAI GIỮA- VIÊM MŨI DỊ ỨNG – viêm mũi mủ (VA), viêm họng, ho đờm. Không kháng sinh, thích hợp với cả trẻ nhỏ trên 3 tháng.