Thuốc Viêm Xoang đông y gia truyền Đỗ Thái Nam đã có mặt ở Sài Gòn những năm trước 1975. Rất ưu việt và rất nổi tiếng. Chữa bệnh viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi cực kỳ hữu hiệu. Rất nhiều người lành hẳn bệnh. Các bệnh nhân nặng, điều trị đông tây y nhiều nơi không hết bệnh viêm mũi, dùng thuốc này lại hết. Tuy nhiên vẫn có khoảng 30% người không khỏi. Đó là những người do cơ địa yếu hoặc, làm việc môi trường độc hại, rượu bia, thuốc lá quá nhiều, thường hay thức khuya…
Nếu bạn có ý định dùng loại thuốc này hãy đọc phần cảnh báo này trước:
PHẦN 1: KHUYẾN CÁO DÙNG THUỐC XOANG
Nếu bạn thấy thường xuyên sổ mũi, sổ mũi theo giờ (tối hoặc sáng), đau xoang, đau đầu… Hãy đến bệnh viện để thăm khám và tư vấn bởi bác sỉ.
Loại thuốc viêm xoang này chỉ khuyến khích người dùng khi: đã chữa trị nhiều nơi mà không khỏi. Người quá khổ sở vì bệnh xoang hoành hành.
Khi sử dụng không nên lạm dụng. Nên đọc kỹ phần hướng dẫn bên dưới.
Viêm xoang bột: Nguyên sơ là loại bột, nhưng sử dụng thuốc bột có nhiều người khó uống vì: đắng hơn, phải pha nước hoặc pha mật ong. Khi uống có thể nghẹn, hoặc vương đổ bẩn người…
Viên xoang viên: vì các lý do như trên, nên nhà thuốc đã chế ra loại viên, bằng cách trộn thêm nghệ và mật ong vắt khô. giúp người uống dễ hơn, tiên hơn.
PHẦN 3: THÀNH PHẦN CỦA THUỐC VIÊM XOANG
Thục Địa: 15 %
Bạch Trực: 15 %
Ngựu Tất: 15 %
Quế khâu: 5 %
Hà Thủ Ô: 10 %
Đại Hồi: 10 %
Mật Ong: 10 %
Tá dược khác: 20 %
PHẦN 4: HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG
Thống nhất
Khi bạn bị các chứng sau có thể dùng thuốc: Viêm xoang – Hắt Hơi – Sổ Mũi – Tiêu Viêm – Ngạt Mũi – Viêm Mũi Dị Ứng – Mắt Mũi Đau Nhức – Viêm Xoang Mãn Tính – Cảm Sổ Mũi…
Trẻ em dưới 8 tuổi không được dùng (vì hệ xoang bé chưa phát triển)
Phụ nữ có bầu không nên uống, hoặc uống 1-2 gói lúc cần thiết.
Trẻ em từ 9-12 ngày nhiều nhất 1 gói. Chia làm 2 hoặc 3 lần uống.
Người lớn ngày nhiều nhất 2 gói ( 2 lần uống )
Người chưa khám bác sĩ, không nên tự điều trị, nên đi khám bác sĩ
Người đã chữa bệnh nhiều nơi, mà không khỏi nên dùng.
Cách điều trị xoang
Quá trình điều trị thường tập trung vào từng liệu trình, nên tập trung vào liệu trình đầu tiên. Không nên lạm dụng, mỗi chu kỳ không quá 1 tháng.
Tốt nhất bạn nên kiêng kỵ đồ ăn như trên, tránh rượu bia thuốc lá, nước đá càng tốt. Tiến hành điều trị trong hai tuần(15-20 ngày), lành thì dừng hẳn, không lành cũng dừng hẳn. Đây là phương pháp mà nhiều người đã điều trị khỏi bệnh hẳn. Một liệu trình điều trị là như vậy, có người hết hẳn trong một liệu trình này. Có người phải dùng đến 3 – 4 liệu trình. Có người vì không giữ được nguyên khí trong điều trị, hoặc trong sinh hoạt nên phải uống thuốc thường xuyên.
Nếu lành chứng tỏ đúng bệnh, thuốc có tác dụng. Bạn nên để dành một ít thuốc để tránh khi cảm cúm, thời tiết thay đổi uống.
Nếu uống 2 tuần mà không lành, có thể bệnh của bạn không phải là viêm xoang. Nên đi khám bác sĩ để được chụp, chiếu, xét nghiệm và theo dõi, thậm chí là phẩu thuật. Hoặc nghỉ một thời gian tiến hành điều trị liệu trình tiếp theo.
Trong quá trình điều trị bạn có thể sử dụng nước muối 0.9% để xịt hoặc nhỏ vệ sinh mũi được tốt hơn.
Cố gắng thay đổi một số thói quen sinh hoạt xấu ảnh hướng tới xoang.
Đa phần người bị viêm xoang đều có sức đề kháng yếu. Điều trị bệnh xoang không phải bắt đầu từ xoang, mà phải bổ về lục phủ ngũ tạng, bắt đầu từ thận, thận sẽ dưỡng mọi cơ quan rồi mới trỏ về xoang (phương pháp của Tuệ Tĩnh). Vậy nên khi điều trị xoang bằng thuốc này, bạn sẽ thấy khỏe hơn, thèm ăn, thèm ngủ, tinh thần cũng thấy mạnh mẽ hơn.
Vậy nên cảnh báo, bạn có thể tăng cân, nên tập thể dục nhiều hơn nhé!
Lưu ý điều trị
Nếu bạn uống ngày 2 gói, uống liên tục quá 1 tháng có thể coi là lạm dụng.
Mục đích của thuốc là hỗ trợ sự cân bằng, phục hồi sự cân bằng cơ thể, đừng để cơ thể quá phụ thuộc vào thuốc.
Tránh các đồ ăn, thức uống gây dị ứng hoặc kích thích gan làm việc mạnh.
Nếu bạn bị viêm xoang, hay viêm mũi bạn nên đọc tiếp phần bên dưới. Đó là đại cương y học về bệnh xoang mũi, nó sẽ giúp bạn một phần nào đó:
PHẦN 6: BỆNH VIÊM XOANG LÀ GÌ?
Định nghĩa
Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi, nguyên nhân đa số bởi nhiễm trùng. Viêm xoang được phân loại theo cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn mãn tính thì phải điều trị ngoại khoa
Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là:
viêm xoang hàm
viêm xoang sàng
viêm xoang trán
viêm xoang bướm
Viêm đa xoang (Viêm nhiều xoang cùng lúc)
Mô tả về xoang
Xoang là phần sụn xốp phía trong xương. Sở dĩ xương đầu, xương mặt có khối lượng nhẹ là do có nhiều hốc xoang như xoang mũi, xoang trán, xoang chẩm, xoang má… Xoang được cấu trúc rất nhiều “hang hốc” lỗ chỗ như san hô. Trong các “hang hốc” lớn nhỏ li ti ấy đều phủ một lớp niêm mạc rất mỏng. Đồng thời trong xoang luôn duy trì hệ thống tân dịch và mạch máu để nuôi dưỡng và tưới tắm cho xương.
Xoang có chức năng nhiệm vụ chính là chứa đựng và lưu thông dưỡng chất nuôi xương, làm giảm tỉ trọng của xương. Xoang đầu, mặt còn giúp cho âm thanh tiếng nói được êm ấm, vang vọng và truyền cảm.
Khi bị nhiễm trùng, các niêm mạc xoang bị viêm gây ung mủ. Bế tắc sự lưu thông tân dịch, vi trùng sẽ biến dần niêm mạc, tân dịch thành mủ và hoại tử tàng tích trong hốc xoang gây đau đầu, khó thở và rất khó chịu… Nước mủ lỏng và dịch viêm mang theo vi trùng cùng mùi rất hôi chảy rỉ ra ngoài mũi và chảy xuống họng làm viêm mũi, viêm họng, khi nuốt xuống dạ dày thì còn làm viêm cả dạ dày và đại tràng, tất cả các xoang thuộc đầu mặt đều có thể viêm trực tiếp hoặc lây qua bệnh viêm mũi.
Bệnh viêm mũi và viêm xoang đành rằng là do vi trùng nhưng theo quan điểm của triết lý Y học phương Đông thì nguyên nhân chính là do thận (thận không hoàn thành chức năng quản lý, điều tiết và bảo vệ).
Triết lý Y học phương Đông cho rằng: “Thận chủ cốt” (tức là thận làm chủ và quản lý phụ trách về xương), mà xoang là ruột xương. Cho nên, khi chức năng quản lý và bảo vệ của thận suy giảm thì các cơ quan bộ phận trực thuộc nó mới bị suy thoái, bị vi trùng xâm nhập. Bởi vậy các bài thuốc chữa viêm xoang hầu hết thiết lập với cơ sở là bổ thận, tiêu viêm, bài nùng, sinh cơ.
PHẦN 7: TRIỆU CHỨNG BỆNH XOANG
Có tất cả bốn triệu chứng chính:
Đau nhức
Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
Xoang hàm: nhức vùng má.
Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
Chảy dịch
Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ.
Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
Nghẹt mũi
Đây là triệu chứng phổ biến của mũi khi bị viêm xoang. Có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả hai bên.
Điếc mũi
Ngửi không biết mùi. Thường là viêm nặng, phù nề nhiều, mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.
Viêm xoang khó phát hiện: không có các triệu chứng trên, hoặc chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi.
Viêm xoang dễ phát hiện khi: có ít nhất 3 triệu chứng trên.
Trường hợp đặc biệt: viêm xoang hàm do răng. Chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi.
Lưu ý
Cần phân biệt với các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi.
PHẦN 8: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH XOANG
Bệnh viêm xoang là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến và rất dễ phát sinh bệnh đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm xoang thi rất nhiều, nhưng chúng ta có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau:
Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẽn. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang.
Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.
Trên đây là một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến bệnh Viêm xoang, chúng ta biết được các nguyên nhân này để biết cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả.
PHẦN 9: LỜI KHUYÊN
Tốt hơn hết bạn nên các khoa Tai – Mũi – Họng của bệnh viện lớn từ cấp tỉnh, thành trở lên để khám và bác sĩ tư vấn. Mục đích là biết tình hình bệnh một cách tổng thể và chi tiết, và có bác sĩ hướng dẫn tư vấn để hiểu hơn.
Đỗ Thái Nam là một ẩn sĩ, người đời ít biết về ông thương hiệu viêm xoang Đỗ Thái Nam đã nổi danh trước nhưng năm 1975.
Ông để lại một công thức thuốc huyền diệu, ngày nay được công ty đông dược và nhà thuốc Đỗ Thái Nam bào chế.
Thuốc viêm xoang có tác dụng gì ?
Chữa trị các chứng: Viêm xoang – Hắt Hơi – Sổ Mũi – Tiêu Viêm – Ngạt Mũi – Viêm Mũi Dị Ứng – Mắt Mũi Đau Nhức – Viêm Xoang Mãn Tính – Cảm Sổ Mũi
Thuốc viêm xoang sử dụng như thế nào ?
Xem phần 4 ở trên.
Nếu lần đầu tiên sử dụng, tránh bị lờn thuốc bạn nên tập trung điều trị khoảng 15-20 ngày (mỗi ngày 2 gói). Sau đó khi nào bạn thấy đau xoang, sổ mũi thì lấy một vài gói ra uống.
Thành phần có trong thuốc viêm xoang ?
Thục Địa: 15 %
Bạch Trực: 15 %
Ngựu Tất: 15 %
Quế khâu: 5 %
Hà Thủ Ô: 10 %
Đại Hồi: 10 %
Mật Ong: 10 %
Tá dược khác: 20 %
Cách bảo quản thuốc viêm xoang ?
Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời, tránh xa tầm với trẻ em.
Hạn sử dụng 2 năm
Thuốc viêm xoang không tốt với ai ?
Những người được cho là dùng không tốt: người mật béo, béo phì, người háu ăn… vì dễ tăng cân.
Một số người có dị ứng với thuốc, hoặc không hạp thuốc.
Mua thuốc viêm xoang Đỗ Thái Nam ở đâu ?
Bạn có thể đến cửa hàng thảo dược, bách hóa, đông y.
Hoặc mua hàng của Bách Cát theo thông tin bên dưới