Các dấu hiệu băng huyết sau sinh thường gặp

  -  
Băng huyết sau sinh là tai biến sản khoa hết sức nguy hiểm. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể khiến sản phụ mất mạng. Nắm rõ 4 dấu hiệu cũng như cách điều trị băng huyết sau sinh giúp can thiệp kịp thời , bảo vệ sức khỏe mẹ và bé yêu.

Các dấu hiệu băng huyết sau sinh thường gặp

Các dấu hiệu của băng huyết sau sinh thường và băng huyết sau sinh mổ có thể xảy ra bao gồm:

Chảy máu không kiểm soát

Tử cung chảy máu không kiểm soát là dấu hiệu dễ thấy nhất của băng huyết sau sinh. Sau khi đưa thai nhi ra ngoài và sổ rau, tử cung của mẹ vẫn chảy máu không ngừng. Lượng máu chảy ra ngoài có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi hoặc đỏ bầm, máu cục hoặc máu loãng. Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm tử cung tăng thể tích, đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang, mềm nhão.

Huyết áp giảm

Huyết áp giảm đột ngột cũng là một trong những dấu hiệu của băng huyết sau sinh. Máu chảy quá nhiều khiến áp lực máu qua thành mạch của mẹ giảm mạnh dẫn đến huyết áp giảm. Ngoài ra, lượng máu giảm đột ngột cũng khiến mẹ rất dễ bị sốc giảm thể tích tuần hoàn.

Chân tay lạnh, vã mồ hôi, da xanh xao

Sau sinh, nếu máu chảy ra từ âm đạo nhiều kết hợp với chân tay lạnh, vã mồ hôi, da xanh xao chứng tỏ mẹ rất dễ bị băng huyết sau sinh. Ngoài ra, mẹ còn cảm thấy khó thở, tim đập nhanh hơn, khát nước. Đây đều là những dấu hiệu nhỏ nhưng giúp cảnh báo tình trạng băng huyết sau sinh xuất hiện.

Sưng, đau ở bụng và âm đạo

Một số mẹ bầu bị băng huyết sau sinh có thể cảm thấy sưng và đau ở bụng, âm đạo. Nhất là khi máu đọng lại trong buồng tử cung hoặc tạo thành các khối huyết tụ sẽ khiến các mẹ bị đau dữ dội.
>>Xem thêm: thuốc sắt tốt cho mẹ sau sinh giúp ngừa thiếu máu

Băng huyết sau sinh phải làm sao để cải thiện?

Triệu chứng chung của xuất huyết sau sinh là chảy máu nhiều sau khi đẻ thai và sổ nhau. Khi sản phụ mất máu quá nhiều có thể bị choáng váng, mạch nhanh, huyết áp hạ, tay chân lạnh, vã mồ hôi,… Tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết mà có cáchđiều trị phù hợp như:

Nếu băng huyết do đờ tử cung
  • Xoa bóp tử cung và thuốc tăng co bóp để kích thích tử cung co thắt.
  • Sử dụng thuốc co hồi tử cung bao gồm oxytocin, methylergonovine, prostaglandin.
  • Truyền máu, dịch và các chế phẩm của máu.
  • Trong trường hợp nặng, điều trị bao gồm: Phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung gây chảy máu. Gây tắc động mạch tử cung, bao gồm việc đưa các mảnh nhỏ vào động mạch tử cung để ngăn máu đến tử cung.
  • Sản phụ được chỉ định cắt tử cung nếu các phương pháp trên không có tác dụng..
Nếu băng huyết do bất thường bánh nhau
  • Với trường hợp băng huyết do sót nhau, sót màng: Cần truyền dịch tĩnh mạch ngay. Cho thuốc giảm đau và tiến hành kiểm soát tử cung. Dùng kháng sinh toàn thân. Theo dõi mạch, huyết áp, chảy máu và co hồi tử cung. Hồi sức truyền máu nếu thiếu máu cấp.
  • Với trường hợp băng huyết do nhau không bong: Nếu chảy máu, tiến hành bóc nhau và kiểm soát tử cung, xoa đáy tử cung, hồi sức chống choáng, cho kháng sinh.
  • Nếu sản phụ bị nhau cài răng lược bán phần chảy máu hoặc nhau cài răng lược toàn phần, phải cắt tử cung.
  • Nếu chảy máu nhiều, cần phải hồi sức chống choáng, truyền máu và phẫu thuật. Duy trì gò tử cung theo nguyên tắc chung.
>>Xem thêm: thuốc canxi cho mẹ sau sinh cho con bú giảm đau nhức tê bì chân tay

Nếu băng huyết do rối loạn đông máu

Băng huyết do rối loạn đông máu hoặc những nguyên nhân khác sẽ được bác sĩ chuẩn đoán và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Làm thế nào để phòng ngừa băng huyết sau sinh?


Mẹ bị băng huyết sau sinh có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề đến sức khỏe sinh sản của các mẹ. Do đó, cách tốt nhất để phòng ngừa băng huyết sau sinh con, thai phụ cần có cách chăm sóc đặc biệt như:
  • Cần bổ sung sắt, axit folic, vitamin B6, B12….đúng đủ trong suốt thai kì để phòng ngừa thiếu máu khi mang thai. Sử dụng viên sắt bà bầu và viên sắt cho mẹ sau sinh để bổ sung sắt nhanh chóng và hiệu quả.
  • Thực hiện đầy đủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt là 3 lần trong thai kỳ vào giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
  • Thực hiện các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để tầm soát dị tật thai và bất thường nếu có.
  • Có chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và thai nhi.
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, làm việc nhẹ nhàng.
  • Khi có một trong các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra nước âm đạo, ra huyết âm đạo, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, thai máy yếu, đau bên sườn hoặc khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Mong rằng những thông tin xoay quanh các dấu hiệu băng huyết sau sinh trên đây sẽ giúp các chị em trang bị tốt hơn những hiểu biết cần thiết để có thai kỳ và giai đoạn hậu sản an toàn.