Mua bán tiền ảo dựa vào những yếu tố nào ?

  -  

Mua bán tiền ảo dựa vào những yếu tố nào ?

Như đã nói, Bitcoin là một dạng tiền ảo, tiền kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở. Rất nhiều người nhận thấy lợi nhuận khổng lồ từ tỷ giá tiền ảo bitcoin biến đổi hàng ngày nên đầu tư thời gian, công sức vào cày bitcoin.

Cung và cầu

Nguồn cung Bitcoin phải chịu tác động từ hai yếu tố khác nhau. Đầu tiên, giao thức Bitcoin cho phép tạo ra Bitcoin mới theo tốc độ cố định, được thiết lập chậm dần theo thời gian. Ví dụ, tốc độ đào và tung Bitcoin mới ra thị trường đã giảm dần từ 6,9% năm 2016 xuống 4,4% năm 2017 và 4,0% năm 2018. Điều này khiến nhu cầu Bitcoin tăng nhanh hơn so với nguồn cung, đẩy giá Bitcoin tăng lên.

Bên cạnh đó, Bitcoin còn có cơ chế cắt giảm một nửa phần thưởng để tạo ra lạm phát nhân tạo cho hệ sinh thái của nó. Cứ mỗi 4 năm, phần thưởng mà dân đào Bitcoin nhận được sau khi giải xong một khối sẽ giảm đi một nửa. Điều này đồng nghĩa với việc cứ sau mỗi chu kỳ 4 năm, giá Bitcoin có thể tăng lên một mức mới.

Thứ hai, nguồn cung có thể bị ảnh hưởng bởi số Bitcoin mà hệ thống cho phép tồn tại. Hiện thời, hệ thống Bitcoin giới hạn ở mức 21 triệu Bitcoin và khi đạt được con số này, các hoạt động đào sẽ không còn tạo ra Bitcoin mới nữa.

Các đối thủ cạnh tranh

Bitcoin hiện đang là tiền mã hóa nổi tiếng, phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, trên thị trường còn có hàng trăm loại tiền mã hóa khác. Tính tới tháng 01/2020, các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Bitcoin gồm ether (ETH), XRP, Bitcoin cash (BCH), litecoin (LTC) và EOS. Trong tương lai, sẽ còn có thêm nhiều loại tiền mã hóa nữa gia nhập thị trường bởi hầu như chẳng có bất cứ rào cản nào cả.

Thị trường càng đông đúc thì các nhà đầu tư càng cảm thấy vui bởi sự cạnh tranh sẽ làm giảm mức giá của các loại tiền mã hóa. May mắn là với mức độ phổ biến của mình, Bitcoin có khá nhiều lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.

Chi phí sản xuất

Hệ thống thuật toán của Bitcoin chỉ cho phép 1 khối Bitcoin được giải trong mỗi 10 phút. Điều này đồng nghĩa với việc càng nhiều thợ mỏ tham gia thì bài toán càng trở nên khó khăn hơn, chi phí càng trở nên tốn kém hơn.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị thị trường của Bitcoin có liên quan mật thiết tới chi phí sản xuất cận biên của nó.

Mức độ phổ biến trên các sàn giao dịch

Giống như cổ phiếu, được niêm yết và giao dịch trên các sàn, tiền mã hóa cũng được giao dịch trên những sàn giao dịch riêng như Coinbase, GDAX... Các sàn này, cho phép mọi người giao dịch mua/bán Bitcoin, ETH... bằng các loại tiền tệ đang được lưu hành trên thị trường, phổ biến nhất là USD.

Mức độ phổ biến càng cao càng có nhiều người giao dịch. Bên cạnh đó, để được giao dịch trên nhiều sàn, Bitcoin phải tuân thủ, phù hợp với nhiều quy tắc khác nhau. Điều này cũng khiến giá tiền ảo trực tuyến luôn cao hơn so với các đồng tiền mã hóa khác.

Các quy định và vấn đề pháp lý

Hiện tại, các cơ quan quản lý vẫn chưa thống nhất được các vấn đề liên quan tới tiền mã hóa như Bitcoin. Họ chưa biết sẽ phân loại Bitcoin như thế nào và tạo ra sự bấp bênh, không chắc chắn.

Điều này có thể tác động tới giá của Bitcoin theo hai cách. Thứ nhất, nó cho phép các nhà đầu tư với nguồn vốn không đủ để mua 1 Bitcoin tham gia thị trường, làm tăng nhu cầu. Thứ hai, nó cho phép các nhà đầu tư có tiềm lực khủng khống chế thị trường.

Fork và các vấn đề quản trị

Bitcoin không hề bị chi phối bởi các cơ quan nhà nước. Vì thế, chính các nhà phát triển và thợ mỏ sẽ đóng vai trò xử lý các giao dịch và giữ an toàn cho blockchain. Các thay đổi trên phần mềm Bitcoin đều được xử lý dựa trên sự đồng thuận nên thường mất rất nhiều thời gian. Điều này có thể khiến cộng đồng Bitcoin cảm thấy nhàm chán.