Nắn chỉnh cột sống có dẫn đến thoát vị đĩa đệm?

 
Nắn chỉnh cột sống có dẫn đến thoát vị đĩa đệm?

Nắn chỉnh cột sống có dẫn đến thoát vị đĩa đệm?

Giá Bán: 10,000,000đ

Thông Tin Sản Phẩm

Ngày càng có nhiều người chỉ mới ngoài 30 tuổi được chẩn đoán mắc thoát vị đĩa đệm và phải chịu đựng những cơn đau nhức dai dẳng do căn bệnh này gây ra. Vậy thoát vị đĩa đệm có cần Nắn chỉnh cột sống, triệu chứng ra sao và điều trị như thế nào?


Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? có cần nắn chỉnh cột sống

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống. Cấu tạo của đĩa đệm từ ngoài vào trong gồm lớp vỏ bao xơ ở ngoài, bên trong là nhân nhầy.


Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi bao xơ đĩa đệm, gây chèn ép vào ống sống hay các rễ dây thần kinh. Bất kỳ phần nào của cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng, do hai vị trí này chịu nhiều áp lực nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy muốn tránh thoát vị đĩa đệm bạn cần phải nắn chỉnh cột sống một cách khoa học


Bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển qua 4 giai đoạn:



    • Giai đoạn 1: Đĩa đệm bắt đầu biến dạng nhưng bao xơ đĩa đệm chưa rách. Người bệnh có thể gặp phải triệu chứng tê tay, tê chân, không đau nhức nên khó phát hiện ra bệnh.
    • Giai đoạn 2: Bao xơ đĩa đệm rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngay chỗ vòng xơ bị suy yếu, đĩa đệm phình to, tuy nhiên cơn đau vẫn chưa rõ ràng.
    • Giai đoạn 3: Bao xơ đĩa đệm rách hẳn, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Lúc này người bệnh phải chịu sự hành hạ của các cơn đau.
    • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn dễ gặp các biến chứng nguy hiểm: Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh.




Nhận biết các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm và cần phải nắn chỉnh cột sống

Thoát vị đĩa đệm không có dấu hiệu rõ rệt trong giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể biết chính xác tình trạng bệnh của mình khi đi thăm khám, chụp X-quang, MRI…


Khi bệnh thoát vị đĩa đệm phát triển rõ ràng sẽ có các triệu chứng như sau:



    • Đau nhức dữ dội ở cổ hoặc lưng: Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau nhức cổ, lưng dữ dội. Cơn đau có xu hướng lan ra vùng vai gáy, tay, hông, đùi…
    • Cơn đau tăng mạnh khi người bệnh vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
    • Tê bì tay chân: triệu chứng này xuất hiện do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì, châm chích cánh tay, hông, đùi, bàn chân…
    • Người bệnh có thể bị rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng, lạnh,...
    • Suy giảm vận động, yếu cơ: thường xảy ra khi thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng, khiến người bệnh khó khăn khi đi lại, hạn chế vận động, lâu dần các cơ bị teo dần có thể dẫn tới bại liệt.



Các biện pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm là quá trình xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc tình trạng nào đã tạo ra các triệu chứng và dấu hiệu của một người bệnh. Các biện pháp chẩn đoán được áp dụng hiện nay gồm:


Chẩn đoán lâm sàng: Các bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý, tần suất cơn đau, hoàn cảnh xuất hiện cơn đau… Các bác sĩ cũng có thể thực hiện các kiểm tra về thần kinh để xem mức độ thả lỏng, trương lực cơ, khả năng đi lại, khả năng cảm nhận kích thích. Trong phần lớn các trường hợp, thăm khám lâm sàng kết hợp với khai thác tiền sử có thể giúp bác sĩ kết luận được tình trạng bệnh.


Chẩn đoán hình ảnh: bao gồm chụp X quang, chụp MRI, chụp CT, chụp cản quang… Các hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ biết chính xác mức độ thoát vị, độ tổn thương, và đưa ra kết luận chính xác tình trạng bệnh.




Test thần kinh: phương pháp này sẽ xác định mức độ lan truyền của xung thần kinh dọc theo các mô thần kinh, từ đó giúp xác định phần dây thần kinh bị tổn hại.


gì


Các biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay gồm:



    • Điều trị theo hướng bảo tồn: Chủ yếu tránh những tư thế gây đau, giúp bệnh nhân tuân thủ kế hoạch luyện tập và dùng thuốc để giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm. Nếu các biện pháp trên không giải quyết được triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể cân nhắc vật lý trị liệu.
    • Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm: Bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không có tác dụng sau 6 tuần điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân có những biểu hiện như yếu cơ, khó đứng, khó đi lại, mất kiểm soát cơ vòng.



Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trẻ hóa và gây nhiều hệ quả nặng nề cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa thoát vị đĩa đệm theo những cách dưới đây:



    • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, Glucosamin, Collagen… để tăng sức đề kháng và độ dẻo dai cho xương khớp.
    • Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các thực phẩm chứa nhiều các loại rau củ xanh.
    • Hạn chế khuân vác đồ vật nặng, mang vật nặng đúng tư thế tránh gây áp lực cho cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương.
    • Hạn chế các chất kích thích, các đồ uống có cồn vì đây cũng là những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
    • Luôn giữ cho cột sống thẳng, không quá cúi cổ trong khi ngồi máy tính. Cứ mỗi 45 phút làm việc, bạn nên đứng lên đi lại tại chỗ khoảng 5 phút để cột sống và đĩa đệm không bị mỏi.
    • Luyện tập các động tác hoặc môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe. Tuy nhiên, cần có chế độ thực hiện khoa học, tập vừa sức để hạn chế tình trạng căng cơ.
    • Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết lạnh, khi đi xe máy, đi ngủ.
    • Dành thời gian khám sức khỏe xương khớp định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.




Tại Hệ thống phòng khám cơ xương khớp quốc tế Dr. Allen Chiropractic, các bác sĩ ứng dụng phác đồ đa chuyên khoa gồm trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic với PHCN vật lý trị liệu sẽ giải quyết gốc rễ của bệnh thoát vị đĩa đệm – Nắn chỉnh cột sống tác nhân gây ra các cơn đau, tê bì. Cùng với đó là sự hỗ trợ tối đa của các công nghệ y khoa Hoa Kỳ như: hệ thống giảm áp cột sống, công nghệ Laser thế hệ IV, trị liệu siêu âm kết hợp điện xung, sóng xung kích shockwave… giúp đẩy nhanh tiến độ phục hồi gấp 2 lần, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng vận động.


Trên đây Dr.Allen Chiropractic đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm là gì. Nếu bạn đang gặp phải các dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm, hãy đăng ký thăm khám ngay với hội đồng bác sĩ cột sống Hoa Kỳ tại Dr. Allen Chiropractic để được tư vấn thăm khám và lên phác đồ điều trị hiệu quả. 

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • 31 massage cao thắng
  • Liên hệ quảng cáo
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • giò chả phú duy