tiểu đường tốt nhất hiện nay

 
tiểu đường tốt nhất hiện nay

tiểu đường tốt nhất hiện nay

Giá Bán: 950,000đ

Thông Tin Sản Phẩm
Bệnh tiểu đường đang trở thành mối lo ngại của toàn xã hội bởi có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Ngay sau đây, Nano Đông trùng hạ thảo sẽ giới thiệu tới các bạn 5 cây thuốc nam trị tiểu đường tốt nhất hiện nay. Điều trị tiểu đường bằng cây thuốc nam có một ưu điểm là rất an toàn, lành tính, khả năng xảy ra tác dụng phụ là cực kỳ thấp so với việc điều trị bằng thuốc tây.
5 cây thuốc nam trị tiểu đường tốt nhất hiện nay là gì?
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Trong đó, sử dụng thuốc nam chữa tiểu đường là phương pháp được nhiều người áp dụng vì dễ thực hiện, giá thành rẻ và tính an toàn cao. Dưới đây là 5 cây thuốc nam được sử dụng phổ biến hiện nay để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Dây thìa canh
Cây Thìa canh (tên khoa học: Gymnema sylvestre) là loại cây dây leo, thân gỗ, còn có tên gọi khác là dây thìa canh, dây Muối hay Lõa ti rừng.
Dây thìa canh có tác dụng gì với bệnh tiểu đường? Hoạt chất giá trị nhất trong dây thìa canh là GS4 (Gymnema Sylvestre được kiềm hóa lần thứ tư), có tác dụng ức chế sự hấp thụ đường ở ruột sau ăn khi ăn. Đồng thời, kích thích tế bào beta sản sinh insulin, tăng hoạt lực insulin, tăng khả năng sử dụng đường trong máu của tế bào hoặc mô cơ. Việc làm giảm lượng đường trong máu cũng giúp hạn chế áp lực tác động lên thành mạch máu, hỗ trợ kiểm soát và ổn định huyết áp.
Chính vì vậy, dây thìa canh từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc nam trị tiểu đường type 2 và cao huyết áp mãn tính. Loại thảo dược này góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Cách dùng dây Thìa canh chữa tiểu đường như sau: mỗi ngày dùng 50g (cả thân và lá), đun sôi với 1,5 lít nước trong 15 phút. Lượng nước thu được sau khi đun chia 3 phần, uống sau bữa ăn 15-20 phút.
Cam thảo đất
Cây cam thảo đất (tên khoa học: Seoparia dulcis), còn có tên gọi khác là thảo nam, dã cam thảo hoặc thổ cam thảo. Theo Đông y, cam thảo đất có vị đắng, ngọt, tính mát. Loại thảo dược này đã được ứng dụng trong các bài thuốc Y học cổ truyền từ hàng ngàn năm qua.
Cam thảo đất có tác dụng gì với bệnh tiểu đường? Hoạt chất Amellin trong cây cam thảo đất sẽ tác động đến quá trình chuyển hóa đường của cơ thể. Từ đó, giúp làm giảm nồng độ glucose trong máu.
Ngoài ra, loại thảo dược này cũng có khả năng ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường cấp tính như hạ đường huyết, tăng huyết áp, đột quỵ, hôn mê,… Vốn là một phương thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, cam thảo đất rất lành tính và an toàn, không hề gây ra tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe.
Cách sử dụng rất đơn giản, các bạn có thể phơi khô cam thảo đất và nấu nước uống mỗi ngày. Nước cam thảo đất có mùi thơm dễ chịu và vị ngọt nhẹ rất dễ uống.
Khổ qua rừng
Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng rừng, là một loại cây dây leo thân thảo thuộc họ bầu bí. Khổ qua rừng có hình dáng khá tương đồng với khổ qua trồng nhưng có một số điểm khác biệt sau: thân, lá, quả nhỏ hơn, vị đắng đậm hơn.
Khổ qua rừng có tác dụng gì với bệnh tiểu đường? Ngoài việc cung cấp những hoạt chất có dược tính tương tự như Insulin thì khổ qua rừng còn bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất thiết yếu. Từ đó, vừa giúp kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, vừa hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra, khổ qua rừng cũng được chứng minh là có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu và hạn chế hình thành cục máu đông. Từ đó, giúp ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
Về cách sử dụng, các bạn có thể bổ sung khổ qua rừng vào bữa ăn hàng ngày. Đây là một cách kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể sau khi ăn hiệu quả. Thêm vào đó, các bạn cũng có thể phơi khô khổ qua rừng rồi nấu nước uống hàng ngày.
Lá ổi
Khác với quả ổi – loại trái cây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, lá ổi không phải là bộ phận thu hoạch chính của cây ổi. Tuy nhiên, lá ổi từ lâu nay đã được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, mụn nhọt, tiểu đường,…
Lá ổi có tác dụng gì đối với bệnh tiểu đường? Lá ổi có chứa axit ellagic, cyanidin và các polyphenol giúp kiểm soát lượng đường huyết sau bữa ăn. Đồng thời, các hoạt chất trong lá ổi còn có tác dụng ức chế hoạt động của alpha-glucosidase (một loại enzym chuyển hóa tinh bột và carbohydrate thành đường). Từ đó, lượng đường trong máu sẽ được hỗ trợ kiểm soát và duy trì ở mức ổn định. Ngoài ra, lá ổi cũng có khả năng làm giảm mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch nhờ chứa các chất có tác dụng chống tăng lipid, phospholipid, triglyceride và cholesterol xấu trong máu.
Về cách sử dụng loại lá cây chữa bệnh tiểu đường này, các bạn hãy rửa sạch lá ổi để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, đổ nước vào đun sôi và sử dụng sau bữa ăn khoảng 15 phút.
Cây nhàu
Chiết xuất bằng lăng – phát hiện quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Trong lá bằng lăng có chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin và các nguyên tố vi lượng thiết yếu như: canxi, magie, kẽm…. Đặc biệt, các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt chất acid corosolic có trong lá bằng lăng. Acid corosolic có tác dụng làm giảm lượng đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép, tương tự như tác dụng của insulin.
Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • Liên hệ quảng cáo
  • giò chả phú duy
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • 31 massage cao thắng