Tiền ảo và đầu tư tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?

 
Tiền ảo và đầu tư tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?

Tiền ảo và đầu tư tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?

Giá Bán: 100,000,000đ

Thông Tin Sản Phẩm

Tiền ảo và đầu tư tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?


Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mà các hoạt động sinh lời từ internet, dịch vụ mạng cũng vì đó mà tăng một cách chóng mặt. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đặc biệt, Việt Nam còn rất đa dạng về các loại hình đầu tư kinh doanh liên quan đến công nghệ. Trong đó, đầu tư kinh doanh tiền ảo cũng có sức hút vô cùng lớn. Tuy nhiên, việc nắm rõ các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tư tiền ảo chưa bao giờ là dễ dàng với các nhà đầu tư. Hiểu được điều đó, xin gửi tới các bạn bài viết chi tiết nhất về luật tiền ảo ở Việt Nam khi đầu tư tiền ảo.


Tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam không?


     Tài sản là hiện vật, là tiền hoặc giấy tờ có giá và quyền tài sản.

  • Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Cả hai có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Đồng thời theo luật mới về tiền ảo ở Điều 16 của Ngân hàng nhà nước 2020 thì đơn vị của tiền được quy định như sau: “Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”, một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu”.

Như vậy dựa theo những điều luật trên thì ta có thể thấy tiền ảo hiện tại không phải là một tài sản hiện hành. Các đồng tiền ảo như BTC hay ETH chưa được xem là một loại tiền tệ hay một phương thức thanh toán hợp lệ tại Việt Nam. 


Đầu tư tiền ảo có hợp pháp tại Việt Nam?

      Theo Khoản 1, Điều 6 Luật Đầu tư 2014, các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh như sau:

a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

      Thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam, các cá nhân, pháp nhân được thực hiện kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Mà ngành nghề kinh doanh tiền ảo không nằm trong danh mục bị cấm kinh doanh. Như vậy, một dấu hỏi lớn được đặt ra, có thể kinh doanh được không?



Quy định pháp luật hiện hành về đầu tư tiền ảo mới nhất

      Tuy nhiên, dựa trên cơ sở tại Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Các phương thức thanh toán hợp pháp trên thị trường tiền ảo hiện nay là:

  • Séc;

  • Lệnh chi;

  • Ủy nhiệm chi;

  • Nhờ thu;

  • Ủy nhiệm thu;

  • Thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Việc kinh doanh tiền ảo không nằm trong danh mục bị cấm đầu tư kinh doanh. Nhưng việc đầu tư tiền ảo để làm phương thức thanh toán hoàn toàn trái quy định của pháp luật.

      Như vậy, có thể nói việc đầu tư Bitcoin, đầu tư tiền ảo là bất hợp pháp tại Việt Nam.



Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • giò chả phú duy
  • Liên hệ quảng cáo
  • 31 massage cao thắng
  • thiết kế website doanh nghiệp