Bạn chắc hẳn cũng đã không xa lạ gì với mã vạch phải không? Chúng có mặt hầu hết ở tất cả mọi nơi. Và nếu bạn để ý thì nó ở trên tất cả những vật dụng bạn sử dụng. Mã vạch là công nghệ ứng dụng để theo dõi hay kiểm kê sản phẩm. Ra đời từ những năm 60 là ứng dụng hàng hóa đầu tiên năm 1974, nó đã gắn liền với con người suốt hơn 4 thập kỉ. Và nó là nền tảng làm nên nhiều thiết bị và công nghệ sau này. Và những sản phẩm hay thiết bị dưới đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.
1. Máy quét mã vạch
Đây có lẽ là thiết bị đầu tiên mà bạn nghĩ đến phải không?
Máy đọc là sản phẩm đầu tiên được tạo ra để đọc mã vạch. Và máy đọc đầu tiên được
sử dụng tại siêu thị cũng là lúc mã vạch được đưa lên sản phẩm đại chúng lần đầu
tiên tại Mỹ.
Đây là dạng thiết bị lợi dụng sự phản quang của mã vạch (các
cột/ô đen trắng) và chuyển thành tín hiệu điện. Tín hiệu này sau đó được chuyển
về thiết bị nhận để chuyển thành thông tin hiển thị. Tùy theo cấu tạo của thiết
bi nhận thì thông tin sẽ được hiển thị ra sao cho người dùng dễ hiểu. Công đoạn
này chỉ mất tối đa từ 1 – 2 giây. Và nó là phương pháp hiệu quả để nhập liệu quản
lý. Những lỗi xảy ra khi nhập liệu thủ công sẽ không xảy ra với các thiết bị đọc
mã vạch này.
Hiện nay có nhiều phiên bản máy quét mã vạch trên thị trường.
Từ những máy cầm tay, đến để bàn, đa diệm, y tế và cả công nghiệp nữa. Nếu bạn
hay đến các cửa hàng bán lẻ, siêu thị hay convenience store thì bạn sẽ thấy các
loại máy thông dụng như:
- Máy đọc mã vạch Datalogic QW2100
- Zebra Symbol LS2208
- Honeywell Voyager 1205g
- Zebra DS7708
2. Máy in mã vạch
Có máy để giải mã thì nên có thiết bị để in mã vạch ra phải
không nào? Máy in mã vạch căn bản là một thiết bị để in mã vạch lên tem nhãn
thay vì giấy thông thường. Và máy có nhiều công nghệ in khác nhau từ in kim đến
in nhiệt, và cả in laser. Và các chất lượng in cũng quyết định cấu tạo của máy
nữa. Bạn có thể đọc thêm về các hình thức in mã vạch tại LINK NÀY.
Mục đích chủ yếu là bạn sử dụng máy in mã vạch để tạo mã gắn
lên sản phẩm. Tùy theo loại sản phẩm mà bạn sẽ cần mã khác nhau và cách thức in
cũng có phần khác nhau. Tuy nhiên thời điểm hiện tại thì các thiết bị in nhiệt
được sử dụng rộng rãi hơn. Và các thiết bị này đều giúp một công việc tốn hàng
tháng để làm, ngắn gọn lại có khi chỉ còn nội trong một ngày. Chính vì mã vạch
được ứng dụng mới có những máy in chuyên dụng cho nó hiện nay. Những công ty
bán máy in mã vạch Zebra hay TSC đã xuất khẩu máy in của họ đi khắp thế giới từ
những năm đầu tiên mã mã vạch được sử dụng rộng rãi rồi.
Các thông số in thường thấy với các máy in mã vạch là 203
dpi, 300 dpi và 600 dpi.
3. Máy kiểm kho
Với tên gọi khác là máy tính di động hay máy PDA, đây là thiết
bị bạn có thể gọi là nâng cấp từ máy quét mã vạch. Các thiết bị này căn bản là
bạn vẫn thực hiện công tác quét mã vạch. Nhưng điểm khác biệt là máy có hệ điều
hành, bộ nhớ riêng. Các phần mềm được cài sẵn trên máy giúp bạn sử dụng máy cho
những thao tác khác nhau. Từ những thao tác từ kiểm kê tài sản, đến đánh dấu số
lượng và sắp xếp mô hình và định vị kho hàng, tất cả đều cần đến thiết bị bạn
có thể nhẹ nhàng cầm giữa 2 bàn tay. Vì máy có sẵn bộ nhớ nên bạn không cần sau
mỗi lượt quét phải đưa về máy chủ hay cơ sở dữ liệu.
Máy kiểm kho cũng có thời gian sử dụng khá lâu so với một
máy đọc mã vạch cầm tay. Thiết bị hay được sử dụng gần đây là Datalogic DH60.
Sau này là đến một số các máy kiểm kho có trang bị công nghệ RFID như BHT-1281
của Denso.
4. RFID
Đây là công nghệ được gọi là cải tiến hiện đại hơn từ mã vạch.
Căn bản RFID là công nghệ theo dõi và quản lý sản phẩm bằng sóng băng tần. Công
nghệ này tương tự như mã vạch là mỗi thùng hàng hay sản phẩm có gắn thẻ RFID.
Và những gì bạn cần làm là đọc thẻ RFID này để theo dõi, lấy thông tin hay giám
sát. Điểm khác biệt khiến RFID là công nghệ tốt hơn đó là khả năng đọc thẻ khi
thẻ không cần có trong tầm mắt. Dù thẻ có nằm trong chất lỏng vẫn có thể đọc được,
miễn là nó nằm trong tầm đọc của máy RFID. Điều này khiến cho sản phẩm được cập
nhật theo thời gian thực nhanh chóng hơn.
Trong tương lai RFID có thể là công nghệ thay thế mã vạch. Vấn
đề duy nhất hiện tại của nó là giá thành, thứ mà không phải doanh nghiệp nào
hay lĩnh vực nào cũng có thể đảm đương.
Đó là những công nghệ hay thiết bị có liên quan trực tiếp đến
mã vạch. Và bạn hầu như có thể tìm thấy các thiết bị tự động hóa doanh nghiệp
trên ở Radiant Global. Chỉ cần liên hệ với chúng tôi bạn sẽ được tu vấn kĩ hơn
về các thiết bị này.
Công ty Radiant Global ADC Việt Nam
Địa Chỉ: 181 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0903 803 810
Email: sales@radiantglobal.com.vn
Website: radiantglobal.com.vn