1. Kỳ Nam là gì?
Kỳ nam là thứ trầm có nhiều dầu, còn Trầm là thư kỳ có ít dầu.
Trong những cây trầm hương hay chính là cây dó dầu thỉnh thoảng vẫn có kỳ, và
trong những cây dó có kỳ thì trầm luôn luôn bọc xung quanh hoặc bên cạnh. Thường
thì kì rất hiếm, ít hơn trầm hương về số lượng
2. Phân loại kỳ nam
Kỳ nam
được phân thành 4 loại chính, phụ thuộc vào các sắc thái cũng như chất dầu.
Hắc Kỳ Nam: Có sắc đen, nhìn như hắc ín, chất dầu quyện vào cả sớ gỗ cứng và nặng. Được hình thành thực sự rất lâu, Hắc Kỳ Nam là một quá trình hòa quyện tinh túy của trời đất, từng thớ dầu đen hòa quyện đặc quánh kết thơm với sắc nâu đỏ. Kỳ ngậm vào lưỡi là cay – đốt nhẹ lên là thơm ngọt ngào.
Hình 2.1 Hắc Kỳ Nam
Hoàng Kỳ Nam: Cách
nhận biết kỳ nam này là có mùi hương nhẹ dịu, ngọt. Nếu nếm bằng miệng sẽ có
cảm giác mát lạnh. Mới đầu sẽ cảm nhận được chút hương quế kèm theo nốt hương
của hổ phách. Hoàng Kỳ được đánh giá là một loại kỳ với hương thơm rất quyến
rũ.
Hình 2.2 Hoàng Kỳ NamThanh Kỳ Nam: Có sắc ánh tím xanh, nhiều dầu thì mềm,
ít dầu thì cứng và khô. Loại Thanh Kỳ này sẽ tỏa ra ba tầng hương đặc biệt: làm
mát, hoa anh túc và mật ong. Với sự kết hợp nồng nàn của ba loại mùi hương này,
sẽ tạo ra một sự tinh tế. Thanh Kỳ có loại ít dầu thì chất gỗ khô và cứng, loại
nhiều dầu thì chất gỗ mềm hơn…
Hình 2.3 Thanh Kỳ Nam
Bạch Kỳ Nam: Có màu trắng xám nâu, xung quanh như có
lớp đường trắng mịn bám vào chứa rất nhiều tinh dầu và mềm. Loại này cực kỳ
hiếm, chưa thấy xuất hiện nhiều ở thị trường. Giá trị thật sự của Kỳ Nam
nằm ở chất dầu chứa trong gỗ này, nếu không có nó chỉ là “đồ bỏ” vì chất gỗ của
cây dó xốp và rỗng.
3. Các phương pháp nhận biết kỳ nam
- Đối với người không biết gì về trầm hương và kỳ nam, họ thường nhầm lẫn các loại gỗ có chứa dầu và bị mục.
- Các loại gỗ dầu đa số đều có mùi thơm, nhưng không nhất thiết cứ thơm và chìm nước đều là trầm hương và kỳ nam.
- Dù được bọc kín kĩ đến mức nào vẫn sẽ tỏa ra một mùi hương ngào ngạt nhưng không bị nồng.
- Khi nếm, kỳ nam có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt, cảm giác lưỡi bạn sẽ hơi tê và the.
3.1 Nhìn
- Quan sát khối trầm hương dưới kính phóng đại
- Ta sẽ thấy những thớ thịt của kỳ nam sẽ xếp chồng lên nhau, màu trầm khi rọi đèn mạnh vào sẽ có màu đỏ ánh kim. Các thớ thịt sẽ có lượng dầu nhiều nên nhìn sẽ thấy ẩm ướt.
Hình 3.1 Sơ dọc của Kỳ Nam được chụp cận cảnh
3.2 Nếm
·
Lấy một lượng nhỏ lớp thịt kỳ nam, nhai
nhẹ ở răng cửa, ta sẽ thấy có độ kết dính. Sau đó, dùng lưỡi nén chặt miếng kỳ
nam đó áp sát. Lưỡi sẽ bị tê trong thời gian dài (khoản 20-30 phút)
·
Kỳ nam thì sẽ có vị đắng là đầu tiên,
sau đó sẽ thấy ngọt, rồi đến chua và cay. Cay ở đây thật chất là lúc đó lưỡi đã
tê rồi nên cảm giác giống cay ở lưỡi.
3.2 Sớ gỗ kỳ nam được phóng to
và chiếu đèn
3.3 Ngửi
·
Do có lượng đầu dẻo và tính chất bay
hương của kỳ nam, ta sẽ thấy có mùi hương thơm ngọt the mát kiểu kẹo bạc hà.
·
Khi đưa lại gần mắt thì cảm giác the the
mắt, làm mắt cảm giác cay muốn chảy nước mắt.
3.3. Lượng đầu dẻo và tính
chất bay hương của kỳ nam
3.4 Đốt
·
Kỳ nam khi đốt sẽ toả ra mùi thơm rất
mạnh
·
Khói xanh bay cao và thẳng tắp không bị
ngắt đoạn.
4. Công dụng của Kỳ Nam
·
Theo dân gian, người dân sử dụng dược
liệu bí kỳ nam vì
·
Chúng có công dụng lợi tiểu, tiêu viêm,
kháng khuẩn, sát trùng…
·
Cây bí kỳ nam được sử dụng để
·
Điều trị bệnh vàng da, viêm gan
· Xơ gan hay chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, bong gân, đau bụng, tiêu chảy, ăn uống kém.
Bạn có thể xem nhiều hơn các sản phẩm về trầm hương ở website: tramkyroyal.com