Nhân viên tôi trình 1 văn bản để tôi ký. Cái chỗ để ký rất nhỏ, rất hẹp, chỉ bằng 1 hàng đánh máy. Tôi hỏi bạn sao thế, bạn trả lời mẫu của bên kia. Tôi nói văn bản Word thì em có thể sửa lại. Enter 2, 3 cái là có chỗ cho anh ký.
Ở đây người soạn văn bản “bên kia” và nhân viên in ra để đưa tôi ký đã thể hiện sự vô ý. Họ không quan tâm chi tiết, không suy nghĩ xem văn bản như thế đã được chưa?
Đây chỉ là 1 ví dụ trong vô số sự việc xảy ra hàng ngày của một bộ phận không nhỏ nhân viên.
Bệnh vô ý, bất cẩn, thiếu suy nghĩ chín chắn, “làm cho có” này hiện nay trở nên phổ biến đối với một bộ phận không nhỏ người dân và đặc biệt là Cán bộ Viên chức Nhà nước.
Các bạn xem cái hình chỉ phương hướng tôi chụp tại ngã tư Nguyễn Hữu Cảnh và Tôn Đức Thắng.
Mục tiêu làm cái bảng chỉ đường là tốt.
Nhưng làm như thế là cẩu thả, vô trách nhiệm, làm cho có.
Với kích thước cái bảng này, và với lượng thông tin nhiều, chữ nhỏ như thế ...thì những người đang lái xe hầu như không đọc được gì cả. Họ chỉ đọc được khi họ đã ở rất sát ngã tư. (Khoảng 10m) Lúc đó họ không thể thay đổi được làn xe, và cũng không thể phản ứng một cách chủ động.
Thay vì 3 bảng để ngay ở ngã tư, thì họ nên:
1) để 3 bảng cách nhau trước ngã tư,
2) Bảng lớn hơn,
3) Thông tin ít đi. Chỉ nên để vài điểm chính.
Còn muốn để nhiều thông tin địa điểm như vậy thì họ nên làm bản đồ cho người đi đường.
Tôi không hiểu các cán bộ viên chức họ duyệt, thiết kế và dựng bản, họ có tập trung cho công việc không. Hay chỉ làm cho có?!
Các Sếp lớn đi qua đi lại không thấy chướng sao?
Nhờ cả nhà tương tác để status lan toả, đi xa. Mong rằng nó được các sếp đọc và “siết” nhân viên. Chứ làm kiểu này tốn ngân sách mà không đem lại hiệu quả gì.
Xem
“Tiêu chí đánh giá sự kiện thành
công”
Lên kế hoạch tổ chức sự kiện là gì?
Xem thêm nhiều thông
tin khác tại Công
ty tổ chức sự kiện Tín Nhân
Nguồn: Lâm Minh Chánh
Cre: Làm giàu từ Kinh Doanh