Đăng ký doanh nghiệp đối với đơn vị tín dụng

 
Đăng ký doanh nghiệp đối với đơn vị tín dụng

Đăng ký doanh nghiệp đối với đơn vị tín dụng

Giá Bán: 100,000đ

Thông Tin Sản Phẩm

Kinh doanh lĩnh vực tín dụng là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật hiện hành. Việc đăng ký doanh nghiệp đối với ngành nghề này cũng được cho phép với các loại hình như công ty TNHH, công ty Cổ phần… Vậy đăng ký doanh nghiệp đối với đơn vị tín dụng thực hiện như thế nào? Cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm >>  thành lập công ty nhanh

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

  • Thông tư 40/2011/TT-NHNN;

  • Luật Doanh nghiệp 2020;

  • Luật Các tổ chức tín dụng 2010.

Nội dung tư vấn

Điều kiện thành lập đối với đơn vị tín dụng

Đơn vị tín dụng được cấp giấy phép khi có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Cụ thể: 

  • “Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

  • Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

Điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập do Ngân hàng Nhà nước quy định;

  • Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này;

  • Có Điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

  • Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.”

Xem chi tiết >> tạm ngừng doanh nghiệp 

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với đơn vị tín dụng

Để một tổ chức tín dụng được đưa vào hoạt động thì cần trải qua các thủ tục sau: 

Bước 1: Cấp giấy phép thành lập và hoạt động các tổ chức tín dụng

Doanh nghiệp có nhu cầu hoạt động tín dụng cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp tới Ngân hàng Nhà nước để cơ quan có thẩm quyền xét tính hợp lệ xem có đủ điều kiện được cấp giấy phép hay không. Ngân hàng Nhà nước tiến hành trả kết quả trong vòng 180 ngày làm việc về các trường hợp được cấp và bị từ chối cấp giấy phép.

Bước 2: Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động

Tại điều 24 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định thủ tục này được thực hiện như sau:

“Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.”

Bước 3: Công bố thông tin hoạt động

Tại điều 25 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định thủ tục này được thực hiện như sau:

“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

  • Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;

  • Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;

  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

  • Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;

  • Ngày dự kiến khai trương hoạt động”

Bước 4: Khai trương hoạt động

Tại điều 26 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định thủ tục này được thực hiện như sau:

  • “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.

  • Để khai trương hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;

  • Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

  • Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;

  • Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;

  • Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;

  • Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định tại Điều 25 của Luật này.

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về các điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động; Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.”


Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đăng ký doanh nghiệp đối với đơn vị tín dụng”. Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật Sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • Liên hệ quảng cáo
  • 31 massage cao thắng
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • giò chả phú duy