Nhảy việc thất bại, muốn quay về “chốn cũ” thì phải sao?

 
Nhảy việc thất bại, muốn quay về “chốn cũ” thì phải sao?

Nhảy việc thất bại, muốn quay về “chốn cũ” thì phải sao?

Giá Bán: 100,000đ

Thông Tin Sản Phẩm

Bạn có bao giờ rời khỏi 1 công ty rồi sau đó lại muốn quay đầu lại không? Đó là 1 việc hiếm khi xảy ra nhưng đời đâu ai biết được chữ “ngờ” đúng không nào? Nếu bạn thực sự muốn như vậy thì bạn phải nhận ra 1 thực tế là con đường trở về không hề dễ dàng chút nào bởi người ta hay nói rằng “Đã bước đi thì cấm kỳ trở lại”. Thế nhưng mọi thứ luôn có cách giải quyết. Dưới đây là 1 số bí quyết giúp bạn có thể quay về “chốn cũ” nơi mà bạn từng dứt áo ra đi trước đó không lâu!

Ra đi “có tâm”

Nhiều người hay có suy nghĩ sắp nghỉ việc rồi nên không cần xây dựng hình tượng nhân viên gương mẫu nữa. Họ vắng mặt liên tục, không tập trung làm việc, hiệu suất công việc cũng giảm sút nhiều so với trước kia. Tuy nhiên đây là một quan niệm vô cùng sai lầm.


Ấn tượng lúc nghỉ việc cũng quan trọng không kém ấn tượng  lúc bạn mới vào làm, bạn đã dày công tạo một ấn tượng tốt đẹp trong lúc đi làm rồi thì đừng để những ngày cuối cùng hủy hoại công sức suốt bao ngày tháng như thế.


Quay lại công ty cũ – lối đi nào thông minh?


Hãy là người ra đi “có tâm” nhất có thể, ví dụ như làm việc tận tâm cho tới ngày cuối cùng, đào tạo và huấn luyện lại cho người mới sắp thay thế mình, viết thư tạm biệt đồng nghiệp  1 cách chân thành. Điều đó khiến bạn được đánh giá cao hơn vì luôn giữ được tác phong làm việc chuyên nghiệp đến giờ phút cuối cùng và giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũ, nhân sự và ban lãnh đạo.

“Chia tay” không có nghĩa là chấm dứt tất cả

Như đã đề cập phía trên, việc cắt đứt hết các mối quan hệ bạn bè với “người cũ”, “chốn cũ” không giúp bạn trở nên tốt hơn. Hãy giữ liên lạc với đồng nghiệp đã từng làm việc chung vì họ sẽ đóng vai trò cầu nối giữa bạn và công ty cũ, giúp bạn để mắt tới các vị trí tiềm năng. Mối quan hệ càng vững chắc, thì cơ hội quay về càng lớn.

Quay về “có tâm”

Hãy đảm bảo rằng đây là quyết định của bạn và đừng bao giờ suy nghĩ rằng quay lại chỉ là biện pháp nhất thời trong khi bạn chưa tìm được công việc mới. Bạn nên chứng minh cho mọi người thấy rằng dù có ra đi hay quay lại, bạn vẫn là người nhiệt huyết, đam mê trong công việc, thậm chí bạn có khả năng tìm được một công việc mới ở công ty khác, nhưng bạn vẫn muốn quay về để cống hiến.


Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý đối mặt với những lý do mà bạn đã dùng để ra đi, vì đây có lẽ là câu trả lời mà nhà tuyển dụng muốn nghe nhất từ bạn.

Chủ động khi muốn quay lại

Nếu bạn đã quyết định quay về với vị trí cũ, bạn nên chủ động liên hệ với quản lý hoặc nhân sự – người chịu trách nhiệm tuyển dụng chính. Chủ động lên lịch một buổi gặp mặt trực tiếp bằng cách gọi điện thoại hoặc gửi thư nói về vấn đề này và tuyệt đối không nên nhờ đồng nghiệp mở lời giúp cho mình.


>> Xem thêm: Cách giúp người tìm việc kế toán chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển thuận lợi

Bình Luận Qua Facebook
Danh Mục
 
Quảng Cáo
  • thiết kế website doanh nghiệp
  • giò chả phú duy
  • Liên hệ quảng cáo
  • 31 massage cao thắng