Hiện nay, việc thỏa thuận chế độ tài sản trước khi cưới là việc làm khá phổ biến, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng sở hữu khối lượng tài sản thời kỳ tiền hôn nhân lớn. Thỏa thuận này được lập ra nhằm hạn chế những rủi ro về mặt tài sản nếu như có biến cố xảy ra, tuy nhiên việc này cũng dẫn đến nhiều bất lợi. Vậy ưu và nhược điểm khi lập thỏa thuận này là gì? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
>>>> Xem ngay: Luật mới các loại hợp đồng bắt buộc phải phải công chứng
1. Thỏa thuận tài sản trước khi cưới là gì?
Theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng gồm các đặc điểm sau đây:
– Thời điểm lập thỏa thuận: Trước khi hai vợ, chồng kết hôn.
– Đối tượng: Chế độ tài sản của vợ, chồng theo thỏa thuận.
– Hình thức: Lập bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Khi sửa đổi, bổ sung cũng phải áp dụng quy định này.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán căn hộ
– Thời điểm có hiệu lực: Được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
– Nội dung cơ bản: Phân định tài sản chung, riêng; quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng với tài sản chung, tài sản riêng, giao dịch liên quan… điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; nội dung khác…
– Vô hiệu: Không tuân thủ điều kiện hình thức của giao dịch; Nội dung vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên gia đình…
2. Lợi và hại khi lập thỏa thuận tài sản trước khi cưới
Để xét thiệt và lợi của thỏa thuận chế độ tài sản vợ, chồng trước khi cưới, cần phải xem xét ưu điểm và nhược điểm của việc này. Cụ thể như sau:
2.1. Ưu điểm
– Tài sản chung sau khi đăng ký kết hôn, tài sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân sẽ được phân chia rõ ràng, cụ thể.
>>>> Xem thêm: Thủ tục cấp sổ đỏ uy tín tại Hà Nội
– Vì có sự rạch ròi về tài sản vợ, chồng nên trong quá trình chung sống với nhau sẽ hạn chế mâu thuẫn khi quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung, tài sản riêng vợ, chồng. Đồng thời, vợ, chồng cũng tự do, chủ động trong việc sử dụng tài sản của mình.
– Khi ly hôn, nguyên tắc nêu tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình là ưu tiên giải quyết tài sản chung vợ, chồng theo thỏa thuận của các bên. Do đó, khi đã có thỏa thuận tài sản trước khi cưới sẽ tránh mất thời gian cũng như tranh chấp khi phân chia tài sản vợ, chồng khi ly hôn.
2.2. Nhược điểm
– Nếu văn bản này vi phạm một số điều kiện nêu tại Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình thì có thể bị tuyên vô hiệu như vi phạm điều kiện về hình thức (lập bằng văn bản, có thể công chứng, chứng thực), nội dung vi phạm pháp luật hoặc ảnh hưởng quyền và lợi ích của các thành viên khác…
– Việc này có thể ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, vợ, chồng hoặc quan hệ với các thành viên khác trong gia đình…
>>> Xem thêm: Dịch vụ sang tên sổ đỏ từ bố mẹ sang con
Như vậy, có thể thấy, văn bản thỏa thuận tài sản trước khi cưới có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Mỗi cặp, vợ chồng nên dựa vào tình huống thực tế của bản thân để lựa chọn có lập văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng hay không. Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669Email:
ccnguyenhue165@gmail.com