Tranh chấp thừa kế là thủ tục tư vấn để chia thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc kể cả có di chúc. Khi một người chết đi tài sản họ để lại sẽ được chia thừa kế đó là quyền và nghĩa vụ của người được hưởng di sản. Vậy nên phân chia di sản như thế nào để tuân thủ theo quy định pháp luật và bảo đảm quyền lợi các bên cũng phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế, hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu nhé!.
Những cách giải quyết khi có tranh chấp thừa kế như sau:
· Thương lượng: là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên.
· Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp bằng một bên thứ ba làm trung gian để gợi mở phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế của hai bên.
· Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế theo Khoản 5, Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế
Bước 1: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo Điều 190, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Bước 2: Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
· Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
· Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
· Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
· Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ;
· Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án và ra thông báo đến các cơ quan và cá nhân liên quan
Bước 4: Tiến hành hòa giải
Bước 5: Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử
3. Thời hiệu khởi kiện đối với di sản thừa kế
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Lưu ý: Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, trên đây là giải đáp về vấn đề "Giải quyết tranh chấp thừa kế". Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ theo thông tin Văn phòng Công chứng Nguyễn Huệ:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội