Ý nghĩa các thông số máy ảnh cơ bản cho người mới tập chụp

Ý nghĩa các thông số máy ảnh cơ bản cho người mới tập chụp

Giá Bán: Liên hệ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM

Nếu bạn mới bắt đầu học nhiếp ảnh và đang tập chụp nhưng vẫn chưa biết gì nhiều về các thông số máy ảnh. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu hơn về các thông số hiển thị trên máy. Giúp bạn có thể dễ dàng áp dụng vào thực hành được hiệu quả hơn nhé !!!

1. Định dạng loại ảnh 

Bạn cũng biết, hình ảnh được tồn tại trên rất nhiều định dạng khác nhau như là PNG, JPEG, RAW,.... Và những định dạng trên sẽ có những thuộc tính riêng ảnh hưởng tới chất lượng của tấm ảnh. 

Vì vậy người chụp cần phải xác định trước mục đích công việc như in ấn, upload lên nền tảng Digital… để setup định dạng phù hợp để có chất lượng tốt nhất. Hiện nay 2 định dạng được sử dụng nhiều nhất là JPEG VÀ RAW.   

File ảnh JPEG hay JPG
Hiện nay định dạng phổ biến nhất là JPEG hay JPG đây là định dạng tiêu chuẩn của các máy ảnh kỹ thuật số hiện nay. 

Bởi vì định dạng này có khả năng lưu màu tốt và trọng lượng khi xuất ảnh ra sẽ nhỏ hơn giúp các các bạn khi chụp sẽ tiết kiệm được dung lượng thẻ nhớ và khi về nhà “đổ” ảnh ra xử lý ảnh cũng sẽ dễ dàng hơn so với file RAW. Đó là lý do mà định dạng này thường được sử dụng hơn

File ảnh RAW

Định dạng RAW thường được các nhiếp ảnh gia sử dụng bởi vì khả năng lưu giữ chi tiết của nó. Bạn có thể hiểu như sau khi mắt của bạn nhìn qua ống ngắm hiển thị như thế nào thì khi chụp bằng file RAW sẽ có chi tiết như thế, việc này giúp cho phần hậu kỳ sẽ dễ dàng hơn nhưng mà dung lượng ảnh sẽ khá lớn bạn cần phải có thiết bị hậu kỳ phải tốt hơn.

2. Các chế độ chụp

Các thông số máy ảnh được hiển thị ở phần núm xoay được bố trí ở phần đỉnh máy tùy theo loại máy ảnh và nhà sản xuất. Nhưng về cơ bản sẽ có 3 chế độ là: Chụp tự động hoàn toàn, chụp tự động theo khung cảnh định sẵn và chụp chuyên nghiệp. 

 


2.1. Chụp tự động hoàn toàn

Là chế độ có ký hiệu thường là màu xanh và có hình chữ nhật hoặc là chữ “auto”.  Như cái tên gọi của chế độ này thì người chụp khi sử dụng chỉ cần canh góc, lấy nét và bấm “cò” còn lại máy sẽ xử lý mọi thứ. Chế độ này thường những bạn mới tập chụp, hay là cần hình ảnh chụp bằng máy Kỹ thuật số sẽ thường dùng. 

2.2. Chụp tự động theo khung cảnh định sẵn

Về chế độ này thường được ký hiệu theo 2 dạng: một là sẽ hiển thị luôn trên phần núm xoay ở trên (những dòng canon như 60D) và kiểu 2 là sẽ có chữ viết tắt SCN hay SCENE, chế độ này bao gồm các chế độ chụp tự động được nhà sản xuất set sẵn theo khung cảnh: 

  • Landscape : chế độ này dùng khi bạn muốn chụp phong cảnh, ảnh càng đẹp hơn khi trong điều kiện thoáng đãng và ánh sáng đủ

  • Sport : chế độ chụp ảnh thể thao, chuyên dùng chụp những hình ảnh có đối tượng chuyển động nhanh, giảm mờ nhòe và bắt hình đứng tối đa nhờ máy ảnh tăng tốc độ chụp

  • Night : chế độ chụp ảnh ban đêm, khi điều kiện ánh sáng yếu, máy có thể tính toán đẩy ISO lên cao để hình ảnh sáng rõ hơn

  • Portrait: chụp ảnh chân dung, lấy nét rõ khuôn mặt và làm mờ background, một số máy còn có khả năng quét mắt đỏ và loại bỏ chúng

  • Flower: một số máy còn có chế độ chụp riêng dành cho hoa

  • Macro: chế độ chụp cận cảnh, máy ảnh sẽ mở khẩu độ lớn để chụp rõ nét những vật nhỏ như côn trùng, hoa,…

Nếu bạn đi chơi với gia đình mà nổi cơn “ lười biếng” lên thì chỉ cần vặn qua các chế độ này là có thể chụp những bức ảnh rất là đẹp rồi.  

2.3. Chụp nâng cao

Đây là các thông số máy ảnh mà không thể nào thiếu cho một chiếc máy ảnh kỹ thuật số:


  • Programme (P): chụp lập trình bằng tay, ở đó người chụp tự thiết lập các thông số kỹ thuật như ISO, EV (giá trị phơi sáng), bật hay tắt flash,… từ đó máy tự tính toán thiết lập cặp thông số tốc độ, độ mở ống kính phù hợp. Đây là chế độ mà người mới học nhiếp ảnh với ống kính rời nên tập sử dụng.

  • Apecture Priority (A/Av): chế độ này cho phép bạn điều chỉnh hiệu ứng bokeh tức hiệu ứng làm nhòe hậu cảnh đẹp đồng thời mọi thứ trong khung hình vẫn đúng nét

  • Shutter speed Priority (S/Tv): đây là chế độ rất hữu ích khi bạn muốn “dừng hình” đối tượng, kiểm soát chuyển động của đối tượng được ghi lại thông qua điều chỉnh cửa trập, khẩu độ (số f)

  • Manual (M): Là chế độ chỉnh tay hoàn toàn tức bạn có thể chỉnh tay mọi thông số theo kinh nghiệm và mục đích chụp ảnh của mình. 

3. Các thông số cơ bản của máy ảnh

3.1. Thông số f của máy ảnh (Độ khẩu)
Khẩu độ được ký hiệu là F là thông số điều chỉnh độ mở của các lá khẩu bên trong ống kính. Việc đóng mở khẩu liên quan mật thiết tới độ sâu trường ảnh, khẩu bé độ sâu trường ảnh lớn khi chụp ra bức ảnh sẽ hiển thị được rõ nét. 

Ngược lại, độ khẩu lớn độ sâu trường ảnh sẽ nông tức những vật thể ở trước sẽ được lấy nét rõ và ở phía xa sẽ mờ hơn để vật thể được nổi bật  hơn hay còn được gọi là hiện tượng bokeh (Những chiếc lens có khẩu càng lớn thì giá sẽ mắc hơn )

3.2. Tốc độ màn trập

Tốc độ màn là thời gian mở để cảm biến tiếp nhận ánh sáng và thông tin đối tượng khi chụp. Khi tốc độ màn trập càng cao ánh sáng vào ít và bắt được các vật thể chuyển động nhanh và hình ảnh khi chụp ở tốc độ cao sẽ rõ nét hơn. 

Ngược lại, khi màn trập thấp ánh sáng vào nhiều hơn và các chuyển động khi chụp sẽ bị nhòe. Thông số này được gọi là thời gian phơi sáng. Nếu bạn sử dụng màn trập thấp kết hợp với chân máy (tripod) hay là nói chỗ để máy chắc chắn sẽ tạo ra các hiệu ứng vào buổi đêm rất đẹp, còn bạn muốn chụp kỹ thuật này vào buổi sáng thì phải cần mua thêm các Filter để giảm ánh sáng.

3.3. Các thông số iso của máy ảnh

ISO là gì? ISO là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới ánh sáng của hình ảnh. 

ISO càng cao thi cảm biến bắt sáng càng nhạy và tấm ảnh sẽ càng sáng và ngược lại. Tuy nhiên khi ISO càng cao thì bức ảnh sẽ càng nhiều màu và bị hạt nhiều. 

Vì vậy khi chụp ảnh người chụp sẽ kết  hợp với đóng mở khẩu, màn trập trước khi sử dụng với ISO để can thiệp vào độ sáng tối của bức ảnh. Dải ISO tiêu chuẩn là từ 100 - 6400. Nhưng đối với các dòng máy cao cấp như ( canon R5,RP…) dải ISO có thể tứ 50 - 26500.

Xem thêm bài viết: ISO là gì ? Cách điều chỉnh ISO trên máy ảnh

3.4. Cân bằng trắng (White Balance)

Cân bằng trắng là sự thay đổi toàn bộ màu sắc của bức hình mà không phải tác động bởi hậu kỳ mà sẽ thay đổi trực tiếp trên cảm biến máy ảnh. 

Những lỗi cân bằng trắng có thể gặp phải

4. Kết bài

Vừa rồi là những chia sẻ của Vietnamphotographer về các thông số máy ảnh. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ phần nào hiểu được về các thông số và tính ứng dụng để có thể hiểu hơn và có thể chụp những bức ảnh thật là đẹp nhé. Chúc các bạn thành công!!


 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

viet_nam_photographer viet_nam_photographer 

hình ảnh và du lịch

viet_nam_photographer

tranthithuthuy3190@gmail.com

 

Gửi Tin Nhắn

 
 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm