Nikon Z50 là một phiên bản rút gọn, nhỏ gọn hơn về ngoại hình lẫn cấu hình so với chiếc Nikon Z6 và Z7, với giá thành mềm hơn, phần nào cũng giúp nó có thể tiếp cận được với những người dùng phân khúc thấp hơn của Nikon hay có thể cạnh tranh trực tiếp cùng các đối thủ lâu năm như Sony, Fujifilm hay Canon M.
Z50 được trang bị cảm biến 21MP BSI CMOS APS-C như trên chiếc máy ảnh Nikon D500, sử dụng chip xử lý hình ảnh EXPEED 6 mới của Nikon cùng khả năng lấy nét theo pha trên cảm biến. Dãi ISO từ 100-51200 (mở rộng đến 204,800).
Khác với đàn anh Z6 và Z7, trên chiếc máy ảnh Nikon này không được tích hợp khả năng chống rung trên thân máy, nếu muốn chống rung thì bạn bắt buộc phải sử dụng những ống kính được tích hợp chống rung trên ống kính mà thôi.
Nikon Z50 có khả năng chụp ảnh nhanh liên tục 11fps khi lấy nét liên tục. Hệ thống lấy nét lai 209 điểm AF bao phủ khoảng 87% bề rộng khung hình theo chiều ngang và 85% theo chiều dọc. Nikon Z50 là chiếc máy ảnh crop đầu tiên của Nikon được tích hợp khả năng lấy nét theo khuôn mặt hoặc lấy nét theo mắt Eye-Detection AF.
Fujifilm X-T30
Chỉ nặng 383 gram đây là chiếc máy lý tưởng cho tín đồ xê dịch, mang vác máy theo suốt hành trình mà không vướng víu, nặng nề. Ẩn sau thân hình nhỏ gọn nhưng X-T30 lại khiến dân tình trầm trồ nhờ loạt thông số, tính năng ấn tượng.
Cụ thể, chiếc máy ảnh Fujifilm này được trang bị cảm biến 26.1MP X-Trans CMOS BSI với dải ISO từ 80-51200 giống với X-T3 và vi xử lý X-Processor bốn nhân để có thể lấy nét tốc độ cao. Bạn có thể chụp 8 khung hình/giây (8 FPS) ở chế độ màn trập cơ, và 30 khung hình/giây (30 FPS) ở màn trập điện tử, một con số quá ấn tượng đúng không nào?
Ngoài ra, hệ thống lấy nét lại trên X-T30 cung cấp 425 điểm với độ bao phủ là toàn bộ khung hình và có khả năng bắt nét gương mặt chủ thể là cực kỳ nhanh và vượt trội hoàn toàn so X-T3, máy có thể nhận diện khuôn mặt và mắt một cách thông minh. X-T30 xứng đáng là người kế nhiệm hoàn hảo, thậm chí là có cải tiến vượt mặt cả đàn anh X-T3.
Xét về khả năng quay phim, Fujifilm X-T30 là chiếc máy video 4K 30fps chuẩn đầu ra 10-bit 4:2:2 (HDMI) hoặc 8-bit 4:2:0 (thẻ nhớ SD). Chất lượng quay video của X-T30 vẫn ở mức cao cấp, khi máy có thể đọc được toàn bộ cảm biến 6K và nén xuống để tạo video 4K, nên độ chi tiết sẽ cao hơn so với những máy chỉ quay 4K thông thường.
Canon EOS RP
Có thể coi chiếc mirrorless cảm biến full-frame Canon RP là phiên bản rút gọn của chiếc EOS R. EOS RP vẫn giữ được một số ưu điểm của dòng EOS R như Dual Sensing IS và Digic 8. Việc trang bị đến 2 cảm biến con quay hồi chuyển giúp máy tính được độ rung động chính xác hơn và tính toán phản hồi cực nhanh qua chip xử lý Digic 8.
Nếu anh em chỉ thiên về chụp ảnh, chiếc máy ảnh Canon EOS RP sẽ rất thích hợp vì có thể tiết kiệm được một số tiền để dành cho ống kính hoặc các phụ kiện khác, với hiệu năng chụp không mấy chênh lệch. Còn EOS R sẽ là lựa chọn tốt và đa năng hơn nữa với ưu thế về khả năng quay video.
Sony A6600
Sony A6600 là chiếc máy ảnh không gương lật cảm biến crop APS-C mới nhất của Sony. Có thể nói A6600 là bản nâng cấp của chiếc A6400 mới ra với chiếc A6500 vốn là flagship của dòng mirrorless cảm biến APS-C nên cũng dễ hiểu khi Sony đang muốn đưa chiếc A6600 này lên làm chiếc “King of Crop-frame” của mình cho đến hiện nay.
Chiếc A6600 này vẫn sở hữu cảm biến ảnh 24.2 MP với chip xử lý BIONZ X mới có tốc độ nhanh hơn 1,8 lần so với A6500. Sony tiếp tục áp dụng công nghệ AI để cải thiện khả năng lấy nét cho dòng máy ảnh mirrorless với hai tính năng Real-time Tracking AF và Real-time Eye AF từ dòng sản phẩm A6400.
A6600 hỗ trợ khả năng quay phim tối đa ở mức 4K@30 fps 100 Mbps, bao gồm các profile màu quen thuộc như S-log3, HLG (HDR). Nâng cấp lớn nhất của dòng A6600 so với A6500 nằm ở việc thay đổi loại pin NP-FZ100 đang được sử dụng cho dòng A7III và A7RIV, điều này đã giúp cho khả năng chụp của máy tăng lên 810 tấm (CIPA) so với 350 tấm trước đây.
Olympus OM-D E-M5 Mark III
E-M5 Mark III được trang bị với cảm biến ảnh Live MOS 20.4MP với bộ xử lý hình ảnh TruePic VIII của Olympus và bộ xử lý kép 4 nhân cho tốc độ xử lý hình ảnh nhanh hơn y như trên chiếc OM-D E-M1 Mark II. Hệ thống lấy nét được nâng cấp từ hệ thống lấy nét 81 điểm lên hệ thống lấy nét theo pha trên cảm biến với 121 điểm lấy nét Dual F.A.S.T. AF cho khả năng lấy nét chính xác hơn, ngay cả các trường hợp khó như chụp chuyển động nhanh, các điều kiện thiếu sáng hay khó lấy nét…
Nâng cấp quan trọng khác trên E-M5 Mark III bao gồm khả năng chống rung quang học 5 trục cực kỳ kiệu quả với khả năng chống rung cao lên đến 5.5 stops và đến 6.5 stops (với Sync IS) như trên OM-D E-M1 Mark II khi được gắn chung với các ống kính M.Zuiko Digital có chống rung trong ống kính. Về tốc độ, E-M5 Mark III có khả năng chụp nhanh liên tục đến 10fps với màn trập cơ với AF/AE tracking, 30fps với màn trập điện tử khi khóa sáng và khóa nét.
Panasonic Lumix S1
Panasonic Lumix S1 sở hữu cảm biến 24.2 MP, khả năng quay phim 4K/30p với khả năng thu dữ liệu từ toàn bộ diện tích cảm biến. Trong khi với định dạng 4K/60p thì máy sẽ chỉ sử dụng phần diện tích lấy hình tương ứng với chuẩn APS-C. Lumix S1 cũng hỗ trợ khả năng quay Full HD 180 fps xuất ra dưới định dạng 29,97p tốc độ 1/6 lần file gốc. S1 còn có tuỳ chọn nâng cấp để có khả năng quay định dạng 10-bit 4:2:2 trong tương lai.
Về khả năng chụp ảnh, S1 có chế độ multi-shot High Resolution tạo ra được bức ảnh có độ phân giải 96 MP. Ngoài khả năng chụp từ 6 đến 9 khung hình / giây, máy con hỗ trợ khả năng chụp ảnh 60 fps ở kích thước ảnh APS-C 8 MP hay 30 fps ở độ phân giải 18 MP. Panasonic Lumix S1 / S1R sử dụng chung ngàm ống kính L-mount với dòng máy DSLR của Leica cũng như Sigma.