Bài thuốc thương nhĩ tử tán là bài thuốc cổ xưa từ Trung Quốc. Bài thuốc có nhiều thành phần thảo dược với thương nhĩ tử làm chính. Đây là bài thuốc Đông Y có hiệu quả tốt. Bài viết Viêm mũi dị ứng trị bằng bài thuốc “ Thương nhĩ tử tán” sẽ trình bày chi tiết để người đọc mở rộng thêm hiểu biết nhá!
ĐÔI NÉT VỀ THẢO DƯỢC THƯƠNG NHĨ TỬ
Đặc điểm mô tả bên ngoài
+ Cây thân thảo, mọc quanh năm. Cao trung bình 60cm, phân cành ít. Có hình trụ cứng, mấu lục. Thân cây có lông cứng.
+ Lá hình tam giác, mọc theo hướng so le 2 bên. Dài khoảng 10cm, rộng 12cm và có chia thùy. Mép khía lá chia không đều, có lông ngắn và cứng ở 2 mặt lá. Gân chính dài khoảng 3cm, cuống dài 10cm.
+ Hoa mọc theo cụm, có 2 loại đầu và cùng gốc. Quả hình thoi giống trứng, dài khoảng 1,5cm, với đường kính 0,5cm. Quả có nhiều gai móc câu, và vỏ rất cứng, dai.
Đặc điểm trị bệnh từ thương nhĩ tử
Theo Đông Y, thương nhĩ tử có các đặc điểm sau:
+ Có vị ngọt, tính ôn và hơi đắng. Thành phần có muối Iod, chất béo, Alcaloid và Saponin.
+ Công năng: Thông tỵ khiếu (mũi), tán phong thấp. Cụ thể: hỗ trợ trị chảy mũi nước, viêm mũi dị ứng, nhức đầu phong hàn, chân tay co rút, đau khớp phong thấp.
+ Liều lượng mỗi ngày: dùng 10 - 16gram, ở dạng thuốc cao hoặc sắc.
+ Khi dùng, kiêng kỵ: huyết hư, ứ huyết. Không ăn thịt heo.
+ Thu hoạch quả chín vào mùa thu, hái lúc trời khô ráo. Phủ sạch hoặc rửa để loại bỏ tạp chất, bẻ bỏ cuống lá. Sau đó phơi hoặc sấy nhẹ ở 40 - 45 độ đến khi quả khô hoàn toàn thì dùng làm thuốc.
BÀI THUỐC THƯƠNG NHĨ TỬ TÁN CHỮA VIÊM MŨI HIỆU QUẢ
Xuất sứ thương nhĩ tử tán
+ Bài thuốc có tên gọi khác là Thương nhĩ tán.
+ Do danh y Nghiêm Dụng Hòa, người Giang Tây - Trung Quốc biên soạn.
+ Bài thuốc đã có từ rất lâu. Cùng với sự phát triển của Tây Y, thương nhĩ tử tán đến nay vẫn được nhiều người áp dụng để trị các bệnh về viêm mũi dị ứng. Công dụng thuốc đã được chứng thực theo thời gian.
Thành phần bài thuốc
Theo ghi chép thì thành phần gồm:
+ Thương nhĩ tử (còn gọi là hạt ké đầu ngựa): 7gram.
+ Tân di hoa (là búp hoa của cây Mộc Lan): 15gram.
+ Bạch chỉ: 30gram và bạc hà: 1,5gram.
Bên cạnh đó, có 1 biến thể bài thuốc ghi chép lại gồm: thương nhĩ tử - 12gram, bạc hà và tân di hoa mỗi loại 8gram, và bạch chỉ 4gram.
Hướng dẫn cách làm, liều dùng thuốc dạng bột
+ Rửa sạch để loại bỏ các bụi bẩn và tạp chất.
+ Đem tất cả sấy khô hoặc phơi nắng nhiều giờ để loại bỏ nước.
+ Tán thành bột mịn, trộn lại với nhau, tạo thành bột thuốc thương nhĩ tử tán.
+ Mỗi lần dùng 6gram, dùng 2 lần hàng ngày.
+ Bài thuốc sẽ tăng thêm hiệu quả nếu uống bột thuốc cùng nước sắc củ hành và lá trà tươi.
Phân tích công dụng y học
Thương nhĩ tán giúp thông mũi, giảm đau đầu. Thường được áp dụng để chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp và mãn tính, viêm các xoang cấp và mãn tính. Cụ thể công dụng các thành phần trong thuốc:
+ Thương nhĩ tử: kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, ức chế miễn dịch.
+ Tân di hoa - búp hoa cây Mộc Lan: chống dị ứng, giảm phù nề, tiêu viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
+ Bạch chỉ: chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn và giải nhiệt.
+ Bạc hà: kháng khuẩn, giảm đau, giảm ho, chống viêm, tiêu đàm, giảm ngứa và lợi mật.
DẠNG THUỐC VÀ TÊN BIỆT DƯỢC CỦA THƯƠNG NHĨ TỬ TÁN HIỆN NAY
Hai dạng thuốc thương nhĩ tử tán
+ Dạng bột truyền thống: theo hướng dẫn cách làm đã trình bày ở trên.
+ Dạng thuốc sắc: cho 3 nguyên liệu gồm thương nhĩ tử, bạch chỉ và tân di hoa vào trước, bạc hà vào sau cùng. Đối với tân di hoa, nên chùi thật sạch lông, cho vào túi vải để tránh gây ngứa.
Tên biệt dược khác của bài thuốc
+ Trung Quốc hiện có tinh chỉnh, gia giảm các thành phần, thêm vào các thảo dược mới tạo ra các hình dạng mới như: trà tan, cốm thuốc, viên nang, viên hoàn dạng cứng hoặc dạng mềm... Có thể tìm thấy các tên biệt dược trên thị trường như: Tỵ Uyên hoàn, Tỵ Viêm hoàn, Tỵ Viêm phiến,...
+ Việt Nam có sản xuất viên nang Fitorhi - F. Đặc điểm là giữ nguyên công thức, thành phần cổ của danh y Nghiêm Dụng Hòa.
Để biết thêm nhiều bài thuốc xin truy cập vào website đa khoa Hoàn Cầu nhé!
Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.