Than hoặc nhiên liệu rắn hữu cơ được cấp lên ghi với một chiều dày được điều chỉnh sẵn và chuyển động cùng ghi vào buồng lửa; Tại đây nhiên liệu nhận được nhiệt bức xạ từ ngọn lửa, vách tường, cuốn lò. Nhiên liệu được sấy nóng, khô dần và chất bốc thoát. Chất bốc và cốc cháy tạo thành tro xỉ và được gạt xỉ thải ra ngoài. Chiều dày lớp nhiên liệu trên mặt ghi cũng được lựa chọn hợp ly cho mỗi loại nhiên liệu.
Ví dụ: Than cám antraxit, than đá: 150-200 mm; than nâu 200-300 mm; than bùn 700-1000 mm; củi gỗ 400-600 mm; Không khí cấp vào buồng lửa thường chia thành gió cấp 1 cấp từ dưới ghi lên và gió cấp 2 cấp phía trên lớp nhiên liệu. Tỷ lệ giữa gió cấp 1 và cấp 2 cũng được tính toán lựa chọn phù hợp. Thông thường gió cấp 2 chiểm khoảng 8-15%; Tốc độ gió cấp 2 ra khỏi vòi phun thường khá cao từ 50-80 m/s.
– Do ghi có kết cấu chuyển động nên quá trình cấp nhiên liệu và thải tro xỉ, được tự động do đó sẽ đơn giản trong quá trình vận hành, tiết kiệm nhân công
– Hiệu suất lò cao hơn do có thể tổ chức tốt hơn quá trình cháy (phân bố không khí phù hợp với quá trình cháy, lò vận hành ổn định, tin cậy
– Ghi lò hơi được làm mát khi ghi ở mặt dưới nên tuổi thọ được nâng lên
Nhược điểm lò hơi ghi xích
– Công suất vẫn hạn chế (dưới 100 T/h)
– Quán tính nhiệt lớn không điều chỉnh
– Yêu cầu về nhiên liệu cao, đặc biệt là độ ẩm không được vượt quá 20%, độ tro cũng không được vượt quá 20-25%, nhiệt độ nóng chảy của tro xỉ cũng không được quá thấp. Nếu thấp hơn 1.200OC tro xỉ nóng chảy sẽ bọc các hạt than chưa cháy. Kích cỡ hạt cũng đòi hỏi cao, không được quá lớn hoặc quá nhỏ
Trên đây, chuyên gia của Nồi hơi Việt đã cung cấp cho bạn các thông tin về loại lò hơi nồi hơi ghi xích. Dựa trên các đánh giá khách quan bạn có thể có căn cứ chính xác hơn. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline 0913505821 - 0912632799 hoặc website http://noihoi.net.vn/