Soạn văn 8 bài Lựa chọn trật tự từ trong câu
xem thêm : Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận lớp 8
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
1. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu?
2. Vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích?
3. Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy.
Trả lời:
1. Có thể thay đổi câu in đậm theo các cách sau:
(1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
(2) Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
(3) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.
(4) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
(5) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
(6) Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
2. Tác giả chọn trật từ từ như câu trên là để đảm bảo sự liên kết với các câu trước và sau câu đó. Đồng thời cách sắp xếp như vậy cũng có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của nhân vật tên cai lệ.
3. Có thể rút ra nhận xét: mỗi trật tự từ sẽ cho một hiệu quả biểu đạt ý khác nhau.
Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.