Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ và mức phạt nếu vi phạm

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ và mức phạt nếu vi phạm

Giá Bán: Liên hệ

LIÊN HỆ VỚI SHOP

 
THÔNG TIN SẢN PHẨM

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ là những hành vi được quy định rõ tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Theo đó, không chỉ các tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà cả công chức thuế và tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đều cần đặc biệt lưu ý.

 

Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ.

1. Đối tượng áp dụng hành vi cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2022 thay thế cho Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn chứng từ. Theo đó, Nghị định quy định những nội dung liên quan đến:

  • Việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
  • Việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.

Căn cứ vào Điều 2, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đối tượng áp dụng Nghị định gồm:

  1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gồm:
  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Hộ, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
  • Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.
  1. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
  2. Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí.
  3. Người nộp thuế, phí và lệ phí.
  4. Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
  5. Tổ chức nhận in hóa đơn, chứng từ; tổ chức cung cấp phần mềm tự in chứng từ; tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử.
  6. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực).
  7. Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
  8. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn và chứng từ.

Theo đó, các cá nhân tổ chức thuộc các đối tượng nêu trên buộc phải chấp hành các quy định của Pháp luật về quản lý hóa đơn, chứng từ theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
2. Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Trong quá trình mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ các đơn vị tổ chức cá nhân cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn chứng từ nhằm đảm bảo sự minh bạch.
Tại Điều 5, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ. Cụ thể như sau:

Cấm hành vi truy cập trái phép hủy hoại hóa đơn chứng từ
Cấm hành vi truy cập trái phép hủy hoại hóa đơn, chứng từ.

2.1. Hành vi cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với công chức thuế

Hành vi cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với công chức thuế gồm:

  • Các hành vi gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
  • Các hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
  • Các hành vi nhận hối lộ khi thực hiện thanh tra, kiểm tra về hóa đơn tại các đơn vị, tổ chức...

2.2. Hành vi cấm đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

Trên thực tế vẫn có rất nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng các lỗ hổng của luật pháp và sơ xuất của cơ quan chức năng để trục lợi cho mình. Các hành vi này gây sai lệch về số thuế phải nộp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn ngân sách quốc gia.
Hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan gồm các hành vi sau:

  • Có hành vi gian dối: Ví dụ sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn…
  • Cản trở công chức thuế thi hành công vụ: Ví dụ cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thực hiện thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
  • Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
  • Hối lộ cho cán bộ thanh tra kiểm tra, cơ quan chức năng hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

3. Mức phạt nếu vi phạm các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ

Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, thực hiện các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn chứng từ sẽ bị xử phạt theo quy định. Tùy theo mức độ vi phạm mà đơn vị, cá nhân có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm dân sự nếu gây hậu nghiêm trọng.

Mức phạt vi phạm quản lý hóa đơn chứng từ
Mức phạt vi phạm quản lý hóa đơn, chứng từ.

Dưới đây là một vài mức phạt hành chính trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ:
- Căn cứ theo  Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định

  • Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có hành vi: Sử dụng hóa đơn không hợp pháp/ sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
  • Mức phạt tăng dần lên 1,5 đến 3 lần số thuế trốn nếu có 1 đến 3 tình tiết tăng nặng trở lên.

- Căn cứ theo Điều 19, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày trở lên.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế; không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến tài sản, quyền, nghĩa vụ về tài sản của người nộp thuế do mình nắm giữ; tài khoản của người nộp thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước.

- Căn cứ vào Điều 28, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ Khoản 1, Điều 16 và Điểm d, Khoản 1, Điều 17 Nghị định này.

Các đơn vị, doanh nghiệp các cá nhân cần đặc biệt lưu ý để không phạm phải hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ. Mức phạt tài chính cho các vi phạm có thể rất cao, ngoài ra các sai phạm sẽ bị lưu vết ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của đơn vị.

Nguồn Internet

 

Để được tư vấn hóa đơn điện tử VNPT và nhận báo giá hóa đơn điện tử VNPT miễn phí, chi tiết cụ thể, Quý Khách có thể liên hệ

VNPT VinaPhone - BAN KHÁCH HÀNG TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP

- Địa chỉ: Số 216 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

- Chi nhánh HCM: Số 42, Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh

- Hotline: 0912 136 446 - Email: vthuyen@evnpt.vn

 
Bình Luận Qua Facebook

THÔNG TIN SHOP

hoanganh120411 hoanganh120411 

Không làm mà đòi có ăn thì có mà ăn ***

hoanganh120411

hoanganh120411@gmail.com

 

Gửi Tin Nhắn

 
 

Chú ý: CongMuaBan.vn không bán hàng trực tiếp, quý khách mua hàng xin vui lòng liên lạc với người bán.

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất Xem Thêm