Nguyên nhân đau khuỷu tay

  -  
Khuỷu tay là khớp có cấu trúc đặc biệt, nằm giữa 2 cấu trúc lớn là cánh tay và cẳng tay. Tại khớp khuỷu sẽ có 3 vùng xương nhô ra với các gân bám vào; bên ngoài khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài – nơi bám của các nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Phần bên trong khuỷu, có mỏm trên lồi trong – nơi bám của các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Phần xung quanh các khớp khuỷu sẽ có dây chằng và bao khớp. Chức năng chính của khuỷu tay là gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay.

Nguyên nhân đau khuỷu tay:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chấn thương ở khuỷu tay nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:

Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (còn có tên gọi khác là hội chứng đau khuỷu tay tennis): xảy ra khi có các chấn thương đến các cơ, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay. Những vết rách hình thành trong gân và cơ điều khiển cử động của phần trước cánh tay. Cuối cùng, các vết rách này dẫn đến sự hình thành sẹo và hiện tượng vôi hóa. Nếu không được điều trị, những vết sẹo và chỗ vôi hóa này sẽ gây ra áp lực lớn cho các cơ và dây thần kinh.chấn thương ở khuỷu tay Không chỉ thường gặp ở những vận động viên chơi tennis, hội chứng tennis elbow còn phổ biến ở những đối tượng thường   xuyên hoạt động cơ bắp, cẳng tay hằng ngày như họa sĩ, thợ mộc, thợ ống nước…

Viêm mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay (còn được gọi là hội chứng golf) xảy ra chủ yếu do việc vận động quá mức, thường gặp ở những người chơi golf.Sự vận động của cánh tay dưới luôn đòi hỏi việc dùng nhiều sức lực lặp đi lặp lại, đồng thời với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý khiến các cơ rơi vào tình trạng làm việc quá sức.

Ngoài ra, đau khuỷu tay còn có thể xuất phát do viêm khớp khuỷu (bệnh gút, bệnh lý viêm thấp khớp), viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu, các chấn thương ở khuỷu (bong gân, giãn cơ, trật khớp, gãy xương), chèn ép thần kinh trong (chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay, thoái hoá hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ).

[img]https://4.bp.blogspot.com/-mkwqdtNKjTw/W1BgjguPsvI/AAAAAAAAAmU/HYJWKkqwI88L_lRbUpO_L683PcSxLmDAQCKgBGAs/s320/sai-lam-lam-phu-nu-man-kinh-cang-tap-the-duc-cang-yeu.jpg[/img]

Nhận biết triệu chứng đau khuỷu tay:

Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cũng khác nhau.

Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng đau khuỷu tay tennis), triệu chứng bắt đầu là những cơn đau nhẹ, từ từ nặng lên sau vài tuần. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc rát phần ngoài của khuỷu tay, mất dần dần sức cầm nắm. Đặc biệt, các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng khi người bệnh thực hiện các hoạt động liên quan đến cánh tay, cẳng tay.

Đối với tình trạng viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf), người bệnh sẽ bị đau dọc bên trong khuỷu tay, đau tại điểm bám gân cơ bên trong khuỷu tay, thường có cảm giác căng cơ.

Cách chữa đau khuỷu tay hiệu quả không dùng thuốc: 

Do có nhiều nguyên nhân gây đau khuỷu tay khác nhau nên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là yếu tố quan trọng trước khi tiến hành chữa trị. Việc tùy tiện dùng các loại thuốc uống, thuốc tiêm bắp mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, loãng xương, cao huyết áp, đái tháo đường… Quan trọng hơn, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, hoàn toàn không mang lại hiệu quả trong việc chữa đau tận gốc.

Các bác sĩ chuyên khoa áp dụng liệu trình điều trị bao gồm phương pháp thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu, chiếu tia laser cường độ cao, sóng xung kích shock wave, kết hợp châm cứu và băng dán giảm đau Rock Tape để điều chỉnh những sai lệch trong cấu trúc khớp khuỷu tay, giảm đau nhanh chóng và triệt để. Đây đều là những phương pháp chữa trị hiện đại, được các bệnh viện uy tín ở Hoa Kỳ và các nước tiên tiến áp dụng.

Ngoài vai trò chữa lành chấn thương khuỷu tay, các bác sĩ và đội ngũ kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng còn hướng dẫn cho bệnh nhân các động tác đúng khi sinh hoạt và chơi thể thao nhằm tránh bị tái đau trở lại. Đã có rất nhiều bệnh nhân sau khi điều trị có thể hồi phục hoàn toàn chức năng tay, thoải mái vận động mà không còn lo các cơn đau tái phát.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

https://cau-tao-cot-song.blogspot.com/2018/07/chua-gai-cot-song-bang-phen-den.html
https://yoga-cot-song.blogspot.com/2018/07/tran-dich-khop-goi-la-benh-ly-gi.html