4 kiểu tín hiệu giao dịch phổ biến mà forex trader dùng trong giao dịc

  -  

4 kiểu tín hiệu giao dịch phổ biến mà forex trader dùng trong giao dịch

Tín hiệu giao dịch được định lượng có thể dựa trên các loại chiến lược khác nhau. Có những trader mua với giá thấp với hy vọng được bán với giá cao hơn để có được tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tốt. Một số trader mua ở giá cao với hy vọng bán được ở giá cao hơn nữa.

Có rất nhiều kiểu để trader có thể xác định tín hiệu forex miễn phí của mình, tuy nhiên mỗi trader nên xác định phong cách giao dịch cho mình và khai thác ưu nhược điểm của kiểu tín hiệu giao dịch mà bạn chọn.Nếu bạn cố tham gia hết tất cả những tín hiệu xuất hiện trên biểu đồ, việc làm này nó sẽ khiến bạn dễ dàng tham gia vào một tín hiệu giao dịch, đôi khi nó khiến bạn bị rối vì gặp nhiều tín hiệu giao dịch trái ngược nhau.


backtest-hệ-thống-giao-dich-traderviet.


Dưới đây là bốn loại tín hiệu giao dịch phổ biến mà trader nên nắm được để xác định phong cách giao dịch của bản thân.


1. Tín hiệu động lượng (Momentum Signals) là tín hiêu giao dịch dựa trên sức mạnh mua và bán. Các nhà giao dịch chờ đợi một động thái mạnh mẽ của giá và sau đó tham gia giao dịch. Trader giao dịch theo động lượng thường giao dịch trong khoảng thời gian ngắn, thường là giao dịch trong ngày.


2. Tín hiệu phá vỡ (Breakout Signals) dựa trên việc tham giá giao dịch khi giá phá vỡ qua một mức quan trọng nào đó chẳng hạn như phá vỡ qua mức cao nhất 52 tuần, hoặc phá vỡ đỉnh đáy quan trọng trong một xu hướng hoặc là phá vỡ kháng cự hỗ trợ. Những tín hiệu breakout thường hoạt động tốt sau một thời gian giá tích lũy kéo dài hoặc sau một giai đoạn sideways với phạm vi hẹp, hoặc là sự phá vỡ một ngưỡng quan trọng trên khung thời gian lớn.


3. Tín hiệu quá mua quá bán (Over bought/Over Sold) là tín hiệu hiệu dựa giá giảm hoặc tăng quá mức. Trader thường sử dụng chỉ báo dao động như RSI, Stochastic để có thể xác định được tình trạng này của giá. Những chí báo dao động thường sẽ hoạt động hiệu quả ở thị tường đi ngang.


7-điều-cần-từ-bỏ-trong-trading-traderviet-3.


4. Các tín hiệu theo xu hướng (Trend following signals) là những tín hiệu cho phép trader đi theo hướng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của thị trường. Trader có thể sử dụng các đường trung bình động dài hạn như SMA, EMA để xác định xu hướng cũng như tìm tín hiệu giao dịch. Hoặc trader cũng có thể sử dụng tín hiệu giao dịch theo hành động giá để giao dịch theo xu hướng.


Trên đây là 4 loại tín hiệu giao dịch mà trader thường sử dụng để lên chiến lược của mình. Trader nên xác định phong cách giao dịch của mình và nên khai thác kĩ hơn về cách thức nhận biết, sử dụng tín hiệu đó sao cho kết quả là tốt nhất.


Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý rằng, tín hiệu giao dịch forex là gì không phải yếu tố duy nhất quyết định sự thành công của một chiến lược giao dịch. Mà những yếu tố quan trọng hơn ảnh hướng đến nó đó là bối cảnh, xung lượng và hỗ trợ kháng cự của thị trường. Tùy vào phương pháp giao dịch mà chúng ta sử dụng để có cách thức đánh giá tín hiệu hiệu quả hơn.